Những giống cá “thay đổi danh tính” khi lớn lên ở Nhật
Thành công ở Nhật được định nghĩa như thế nào? Một nhân viên vừa vào làm, “chân ướt chân ráo”, 5 năm sau, anh ta được thăng chức làm quản lý. Đó được gọi là thành công.
Bạn có biết rằng cá ở Nhật cũng “thăng tiến” theo cách tương tự.
Trở về Nhật Bản thời kỳ đỉnh cao của các Samurai, Samurai khi trưởng thành sẽ thay đổi tên. Khi bé, mỗi Samurai có một cái tên được gọi là cái tên thời thơ ấu hay 幼名 (youmei). Đến một độ tuổi nào đó, họ sẽ được tham gia vào nghi lễ Genpuku (lễ trưởng thành của Samurai), tại đây Samurai sẽ được mang một cái tên mới.
Giống như con người, có vài giống cá ở Nhật cũng đổi tên khi trưởng thành, chúng được gọi chung là “xuất thế ngư”. Ngư dân cho rằng chúng sẽ đem lại may mắn.
Những giống cá như thế nào sẽ được gọi là “xuất thế ngư” nhỉ?
Cá Cam Nhật (Buri)
Ảnh https://gourmet-note.jp/posts/3291
Đại diện tiêu biểu nhất của “xuất thế ngư” là cá Cam Nhật. Cá này làm Sashimi rất ngon, đặc biệt khi đánh bắt vào mùa đông tại các vùng biển lạnh ở Nhật.
Ảnh https://gourmet-note.jp/posts/3291
Khi còn bé, cá Cam Nhật được gọi là Tsuboiso, tuỳ theo từng giai đoạn lớn mà được thay đổi tên thành Fukurahagi, Gando, Furito,…
Ngoài ra tuỳ theo địa phương cũng có tên gọi khác nhau. Ví dụ có nơi gọi chu trình đổi tên của cá Cam Nhật như sau: từ Wakashi → Inada →Warasa (Hamachi) →Buri.
Cá Chếm (Suzuki)
Ảnh https://zukan.com/fish/leaf90165
Loài cá này nổi tiếng với hương vị tươi ngon. Cá Suzuki ban đầu được gọi là Seigo, tới Fukko rồi cuối cùng là Suzuki.
Cá Đối Đầu Dẹt (Bora)
Ảnh https://kotobank.jp/word/ボラ%28魚%29-1593753
Cá này thường được đánh bắt ở vùng nước lợ. Trứng cá Bora, được gọi là Karasumi là một món cao lương mỹ vị.
Tên của loài cá này được thay đổi theo sơ đồ:
Oboko → Subashiri → Ina → Bora → Todo
Ở Nhật có một cụm từ là とどのつまり(todonotsumori) được dùng với nghĩa “cuối cùng” bắt nguồn từ tên gọi của loài cá này.
Cá Mòi Cờ Chấm (Kohada)
Cá Ngừ còn được đặt một cái tên khác ngoài Maguro là Shibi. Tuy nhiên từ này gợi liên tưởng đến cái chết, vận rủi nên ít được dùng. Cũng bởi thế mà cá Ngừ không được xếp chung với “xuất thế ngư” vốn là biểu tượng của sự may mắn.
Cái tên gợi sự chết chóc là vậy nhưng người Nhật lại đặc biệt thích ăn cá Ngừ. Hằng năm có khoảng 400,000 tấn cá Ngừ được tiêu thụ. Ngoải ra cũng có quan niệm rằng nếu ăn các loại cá thuộc “xuất thế ngư” có thể sẽ nhận được sự thăng tiến trong công việc. Các bạn có muốn thử không?
Kengo Abe
[Góc cà khịa] Những điều Nhật Bản lạc hậu so với thế giới
Lùm xùm shot ảnh gây tranh cãi của nữ diễn viên, người mẫu Kiko Mizuhara tại Nhật Bản