Người Nhật nói cho bạn biết, thế nào mới là món chay “chuẩn”?

Chắc mọi người ai cũng biết món chay rồi nhỉ, đó là những món không được làm từ động vật.

Ảnh https://intojapanwaraku.com/travel/58775/

Ảnh http://waqoo-shitadera.com/experience/shojinryori.html

Hình thức rất đẹp mắt, bổ dưỡng do đó mà đồ chay rất phổ biến với những người có ý thức cao về sức khoẻ. Thế nhưng bạn có biết mục đích thực sự của đồ ăn chay là như thế nào không?

Phần lớn người Nhật không thể hiểu được. Nhiều người cho rằng thức ăn chay là thức ăn không bao gồm thịt động vật, đúng là vậy, thế nhưng bạn có biết tại sao các nhà sư không ăn thịt động vật không? Ăn chay là một hình thức thanh lọc thân thể và tâm trí, là một dạng rèn luyện.

Trong Phật giáo Nhật Bản, đặc biệt là các giáo phái tập trung vào Thiền, “kinh nghiệm” quan trọng hơn lời nói, quan niệm này thể hiện rõ trong nền ẩm thực thiên về mặt tinh thần. Do đó điểm mấu chốt của đồ chay không phải là trải nghiệm ăn uống, mà nằm ở trải nghiệm nấu ăn.

Ý nghĩa thực sự của ẩm thực chay, theo Phật giáo Nhật Bản, nằm ở Tam tâm.

喜心 (Hỉ tâm – Kishin)

Đó là cái tâm nấu ăn với sự hoan hỉ. Sự thèm ăn là một trong những bản tính của con người, được ăn ngon sẽ mang đến niềm vui, chính vì vậy để nấu món ăn ngon cần phải đặt trong đó toàn bộ sự hoan hỉ của đầu bếp.

Thêm vào đó khi ăn có nghĩa là ta đang tiếp nhận một sự sống vào người, chính vì thế lúc ăn cơm người Nhật nói “Itadakimasu”, nghĩa là “xin phép nhận” thể hiện sự cảm kích với sinh mệnh đó.

Không chỉ lúc ăn mà lúc nấu ăn cũng cần hiểu được điều đó, không được lãng phí nguyên liệu, cố gắng nấu cho thật ngon.

老心 (Lão tâm – Roushin)

Đó là tấm lòng như thể cha mẹ dành cho con cái.

Người ta bảo cha mẹ nào chẳng thương yêu con, đến “hổ dữ cũng không ăn thịt con”, bản tính của bậc làm cha làm mẹ là yêu thương, bảo vệ con mình.

Chính vì vậy mà nấu món chay, cũng giống như nấu cho con của mình, cố gắng nấu sao cho vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng.

大心 (Đại tâm – Daishin)

Ý nói tấm lòng bao la không giới hạn.

Nếu khi nấu ăn mà để những tâm niệm đời thường làm xao nhãng thì món ăn không được ngon. Chính vì vậy, nấu ăn cũng cần sự tập trung cao độ.

Do đó mà việc nấu món chay khó hơn nhiều, không chỉ đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện mà còn tâm hồn tinh tế.

Rõ ràng món chay không chỉ là những món ngon và bổ không làm từ động vật đúng không nào.

Nói đến ẩm thực chay, đậu phụ mè là nền tảng.

Ảnh https://chefgohan.gnavi.co.jp/detail/4368

Cẩn thận cạo ra, sau đó cho vụn tan trong nước. Bạn cần đảo liên tục ở lửa nhỏ trong khoảng 50 phút. Nếu lửa quá to, hoặc không đảo sẽ làm cháy. Chính vì vậy mà nấu món chay ở Nhật không dành cho người có nhiều tạp niệm. Giữ trong mình Tam tâm, và hoàn thành món ăn, đó là một cách tu luyện.

Có một ngôi Đền gọi là Geishinji ở thành phố Otsu, tỉnh Shiga (Đền dành riêng cho các nhà sư nữ). Trụ trì là nữ tu Murase, cô bị tai nạn xe hơi ở tuổi 39 và bị liệt nửa thân phải. Để bình tâm lại trước cuộc đời đầy bi kịch, cô quyết định nấu và ăn chay. Nữ tu vẫn tiếp tục công việc đến khi qua đời ở tuổi 90. Vào giai đoạn cuối đời, bà đã trả lời phỏng vấn như thế này.

“Dạo gần đây, cơ thể tôi gần như kiệt sức, tôi mất rất nhiều thời gian để làm những việc trước kia làm dễ dàng. Thế nhưng mỗi ngày tôi đều cố thức dậy lúc 1 giờ sáng”.

Nữ tu xem việc Thiền định là một phần quan trọng của cuộc sống.

Hãy sống thuận theo tự nhiên, chấp nhận cuộc sống này thay vì cứ mãi phàn nàn về nó. Không ai biết khi nào chúng ta ra đi, chính vì thế hãy sống cuộc đời tuyệt vời nhất của bạn.

Ai cũng muốn niềm vui, nhưng niềm vui và nỗi buồn luôn đi cùng với nhau. Trong vui có buồn, thì trong buồn cũng có vui. Bạn cần cân bằng hai khía cạnh này để cuộc đời được thoải mái.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: