Chia sẻ những bí kíp bảo quản trái cây không phải ai cũng biết

Hiện tại đang là mùa thu hoạch trái cây ở Nhật Bản. Tuy nhiên trái cây không phải là món chính, do đó nếu mua nhiều trái cây, bạn phải mất nhiều ngày mới tiêu thụ hết.

Nhiều người bảo quản trái cây bằng cách cho vào tủ lạnh hoặc bọc trong nhựa. Thế nhưng thực tế đó không phải cách tốt nhất.

Bạn có biết rằng mỗi loại trái cây cần được bảo quản theo cách riêng? Hôm nay hãy cùng JAPO tìm hiểu các bí kíp bảo quản trái cây theo từng loại mà không phải ai cũng biết.

1. Cách bảo quản Nho

Nho là một trong những loại trái cây khó bảo quản. Thế nhưng bạn có thể giữ Nho lâu hỏng hơn nếu sử dụng phương pháp này.

Ảnh https://gunosy.com/articles/eOxZ6?s=s

Gắn những quả Nho bị rời ra vào nhánh cây. Nhìn có vẻ như trò trẻ con, nhưng thực tế lại là cách bảo quản Nho tốt nhất.

Bằng cách này nhánh cây hấp thụ chất dinh dưỡng từ quả Nho, và truyền đến các quả khác, khiến cho cả nhánh cây được tươi lâu.

Sau đó bạn có thể gói nhánh Nho này vào giấy báo và cho vào tủ lạnh. Việc gói giấy báo xung quanh là để bảo vệ Nho khỏi bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh phà ra.

2. Cách bảo quản Dưa

Ảnh https://www.nichireifoods.co.jp/media/12643/

Ở Nhật, Dưa là trái cây hạng cao cấp. Phương pháp bảo quản Dưa thay đổi tùy thuộc vào độ chín của quả.

Không bao giờ được cho Dưa vẫn còn sống và cứng vào tủ lạnh. Nếu Dưa đang ở trong hộp, hãy lấy ra ngoài. Bởi lẽ độ ẩm trong hộp rất cao khiến phần dưới của quả Dưa bị hỏng.
Trong trường hợp này bọc quanh quả Dưa bằng giấy ăn và bảo quản ở nhiệt độ phòng, lưu ý không cho tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Để biết khi nào Dưa đã có thể ăn được, dùng ngón trỏ ấn nhẹ vào phần dưới của quả Dưa, nếu bị lõm xuống là Dưa đã sẵn sàng để thưởng thức rồi đấy.

3. Cách bảo quản Chuối

Chuối rất dễ bị đen và thối. Để tránh tình trạng này, cho mỗi quả Chuối vào trong túi nhựa rồi bảo quản trong tủ lạnh.

Khi Chuối chín sẽ thải ra khí Etylen khiến quả Chuối bị đen. Cách này giúp điều khiển lượng khí thải ra ở mỗi quả Chuối. Cho vào tủ lạnh cũng nhằm mục đích ức chế hiện tượng thoát khí.

Mặc dù bên ngoài vỏ Chuối vẫn sẽ chuyển đen, nhưng nếu theo cách này, bạn có thể bảo quản được phần ruột lâu hơn.
Để biết một quả Chuối đã hỏng hay chưa, đừng chỉ nhìn bề ngoài mà hãy kiểm tra cả bên trong nhé.

4. Cách bảo quản Kiwi

Ảnh https://www.nichireifoods.co.jp/media/13799/

Giống như Dưa, bảo quản Kiwi cũng tuỳ thuộc vào độ chín của quả. Kiwi chín hoàn toàn là khi phần màu trắng ở giữa quả đã mềm. Do đó, cách kiểm tra là giữ quả Kiwi dựng đứng, ấn nhẹ để kiểm tra độ mềm.

Khi quả còn cứng, bảo quản ở nhiệt độ phòng. Bạn có thể bọc Kiwi chung với Táo trong túi nhựa. Khí Etylen thoát ra từ Táo có thể đẩy nhanh quá trình chín của Kiwi.

Khi Kiwi đã mềm bạn nên ăn ngay. Nhưng trong trường hợp không thể tiêu thụ hết, hãy gói vào giấy báo, giấy ăn hoặc túi nhựa rồi cho vào tủ lạnh.

Ngoài ra bạn cũng có thể bảo quản đông lạnh. Rửa sạch Kiwi, lau khô bằng khăn giấy, bọc trong túi nhựa từng trái một rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh. Kiwi được bảo quản theo cách này có thể để được một tháng. Kiwi đông lạnh sẽ ngon hơn nếu rã đông một nửa rồi thưởng thức.

Hãy áp dụng những phương pháp này và tận hưởng mùa trái cây đang tới nhé !!!

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: