Salmon Sushi có nên được gọi là Sushi không và các biến thể của món Nhật ở nước ngoài

Trong số các món ăn đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản như Ramen, Tempura, Guy-don, tôi nghĩ Sushi là món phổ biến nhất ở nước ngoài. Bởi vì Sushi là món ăn sống, do đó nguyên liệu phải có sẵn ở địa phương, bởi vậy mà Sushi ở mỗi vùng sẽ có màu sắc riêng.

Ví dụ ở Tokyo sẽ nổi tiếng với món Edomae-zushi.

Ảnh https://www.enjoytokyo.jp/style/108332/?__ngt__=TT113ad1938001ac1e4ae518Y13wX8-KrfpjLxr1tDtzsf

Miếng Sushi ở góc dưới cùng bên trái của ảnh không phải là Lươn mà là cá Chình được đánh bắt từ vịnh Tokyo. Cá Chình sau khi ninh nhừ, đặt lên miếng cơm sẽ cho ra món ăn này. Ngay phía trên là Sushi cá Ngừ ngâm nước tương Nhật. Đặc trưng của Edomae-zushi là dùng dấm đỏ để nắn cơm, do đó mà phần cơm không có màu trắng mà có màu gấc như hình.

Đó là ở Tokyo, còn ở vùng Kansai sẽ phổ biến loại Sushi có hình vuông như thế này.

Ảnh https://tomikaai.blog.jp/tag/押し寿司

Không biết mùi vị thế nào nhưng ngoại hình của món ăn thật bắt mắt.

Nhìn chung ở mỗi địa phương sẽ tạo ra loại Sushi đặc trưng, nhưng về bản chất nguyên liệu của Sushi không thay đổi. Nói thêm, Salmon (cá Hồi) được rất nhiều người ngoại quốc yêu thích chưa từng là nguyên liệu làm Sushi.

Khoan đã, sao lại thế? bởi vì Salmon là cá Hồi Na Uy chứ có phải của Nhật đâu.

Nếu bạn đã từng đến các nhà hàng Sushi cao cấp ở Nhật, chắc chắn bạn sẽ không thấy món Sushi Salmon xuất hiện trong Menu.

Tuy Sushi Salmon được nhiều người quốc tế yêu chuộng, và cũng rất phổ biến đối với trẻ con, nhưng nhiều người sành ăn Sushi chưa bao giờ xem món này là Sushi.

Không chỉ Salmon Sushi, với một người Nhật khi đến ăn tại các nhà hàng Sushi ở nước ngoài, họ sẽ dễ bất ngờ với những loại Sushi chưa từng được nghe qua như thế này.

Ảnh https://www.kurashiru.com/recipes/f0bd21f8-cc34-4626-89dd-1eb450ea2a65

Sushi cá Hồi và bơ, rất được yêu thích ở Việt Nam đúng không nào ! Thế nhưng món này không hề có ở Nhật, chưa kể người Nhật cũng thấy cách kết hợp này khá kỳ lạ.

Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa là người Nhật không thích sự kết hợp này, món California Roll (một biến thể của Sushi ở nước ngoài) cũng rất phổ biến ngay cả ở Nhật.

Sushi kết hợp Tempura.

Ảnh https://www.kaitenmaru.com/shop/5/menu/74/?group_id=153&is_thick=1

Ở Nhật không có món Sushi có Tempura ở trên như thế này. Thế nhưng ở mức này vẫn còn hiểu được.

Đây mới là món khiến người Nhật khó hiểu, chiên luôn cả phần cơm ở dưới ư?

Không biết vị của món này thế nào, nhưng tôi không thích ngoại hình món này lắm.

Thế còn Sushi bánh kếp????

Ảnh https://rocketnews24.com/2017/06/18/915119/

“Chiếc Sushi” kỳ quái này được tìm thấy ở Pháp. Sushi được bọc như bánh kếp, ngoài ra còn có cơm và dâu tây. Nghe có vẻ kỳ lạ vậy thôi nhưng được biết món này có vị rất ngon….nhưng dù gì cũng không thể gọi là Sushi được nhỉ !

Sushi cá Trích ôm con.

Ảnh https://www.azumafoods.co.jp/product/お寿司屋にしん/

Dù cũng là Sushi nhưng món này thấy nhiều ở Việt Nam hơn Nhật Bản. Thêm nữa phần trứng cá này cũng không phải trứng cá Trích mà là trứng cá Shishamo, nên không thể gọi là “ôm con” được nhỉ.

Tuy ở Nhật món này rất hiếm nhưng cũng có nơi món này xuất hiện như món khai vị. Không ai nghĩ đến việc biến nó thành món chính cả.

Sushi xoài.

Ảnh https://cheritheglutton.com/haha-sushi/

Trái cây không còn được sử dụng như món tráng miệng, tuy sự kết hợp nghe có vẻ “sai sai” nhưng hoá ra vị cũng khá gây nghiện đấy.

Tất nhiên không có đầu bếp Nhật nào gọi đây là Sushi rồi.

Kimchi Salmon.

Ảnh http://blog.livedoor.jp/kaigainoomaera/archives/52226534.html

Cá Hồi Salmon được bọc trong Kimchi. Ở phần cơm còn có cả bơ và măng tây. Không cần giải thích cũng biết món này xuất phát từ quốc gia nào nhỉ?

Sushi bắt nguồn từ Nhật Bản, được phổ biến và xuất hiện nhiều biến thể trên khắp thế giới, sau đó nhập khẩu ngược lại Nhật. Tuy việc bảo vệ hương vị truyền thống cũng quan trọng, nhưng tôi nghĩ việc xuất hiện các biến thể này cũng khá thú vị.

Sẽ như thế nào nếu mọi người ăn Sushi như một món fast food?

Tất nhiên, tôi cũng hy vọng mọi người thưởng thức cả Sushi nguyên bản nữa.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: