Hoá ra chúng ta đã được thưởng thức món ăn “cứng” nhất thế giới mà không hay

Khô cá ngừ sọc Nhật Bản được chứng nhận là thực phẩm cứng nhất trên thế giới.

Ảnh https://www.kaneni24.com/鰹節について/dried-bonito-choose/

Đúng như tên gọi, đó là món ăn tạo ra nhờ làm khô kỹ lưỡng cá ngừ sọc. Khi thử đo độ cứng của nó…

Không thể đo lường được…

Kim cương nổi tiếng cứng nhất thế giới và có độ cứng 10,0.
Ruby và Sapphire là 9,0
Topaz là 8.0
Pha lê và ngọc bích là 7,0.

Khô cá ngừ sọc có độ cứng từ 7,0 – 8,0. Đây không còn là thức ăn nữa mà đã đạt “đẳng cấp” của khoáng chất.

Thậm chí có thể dùng khô cá ngừ sọc để làm dao.

Một món cứng đến thế hoá ra có thể ăn được. Có thể bạn đã từng ăn món này ở đâu đó rồi cũng nên.

Không phải luộc đâu, mà là cạo vỏ rồi ăn. Nhìn hình ảnh này các bạn có hình dung ra không nhỉ?

Ảnh https://zatsugaku-company.com/katsuobushi/

Đúng vậy đó chính là lớp cá bào thường được ăn kèm với Takoyaki hay Okonomiyaki. Bạn đã từng ăn rồi mà đúng không?

Trong cơm nắm Onigiri thường đi kèm với Okaka, thực chất là khô cá ngừ bào nêm với nước tương Nhật. Món này cũng thường được nấu cùng với Miso, là một món khá phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản.

Chỉ cần phơi khô sẽ rã ra, nhưng món khô cá ngừ sọc này là một sản phẩm tốn nhiều thời gian chế biến, mất khoảng 120 ngày.

Nguyên liệu gốc là cá ngừ sọc có mùi tanh, nếu muốn ăn kiểu sashimi phải dùng nhiều tỏi, gừng, hành lá … để khử mùi. Tuy nhiên, nếu làm khô món ăn sẽ không còn mùi, hơn nữa hương vị lại rất tao nhã.
Đặc biệt, súp miso làm từ khô cá ngừ sọc được xem là món ăn cao cấp. bạn cũng có thể dùng cho nước súp của oden và mì udon.

Cách làm khô cá ngừ sọc

Hãy xem cách chế biến “cục gỗ” siêu cứng này nhé !!!

1. Đánh bắt nguyên liệu

Ảnh https://www.kochinews.co.jp/article/182902/

Cá ngừ sọc rất dễ ươn do đó nếu đánh bắt ngoài khơi phải lập tức cấp đông. Có một cơ sở chế biến cá ngừ sọc ở vùng biển Ấn Độ Dương của Sri Lanka cũng là nơi đánh bắt. Ngay sau khi đánh bắt phải nhanh chóng đưa cá đến địa điểm này để sơ chế mới có chất lượng tốt nhất.

2. Cắt

Cá được cắt làm bốn phần

Ảnh https://recipe.rakuten.co.jp/recipe/1610008516/

Cắt dọc theo xương và tách thành bốn phần cơ thể. Đây cũng sẽ là hình dạng của món khô cá ngừ sọc.

3. Làm khô lần 1

Ảnh https://macaro-ni.jp/28889

Đặt cá trong rá kim loại để trong quá trình làm khô cá không bị biến dạng.
Nếu không sắp xếp cá ngay ngắn ở đây, hình dạng cá sẽ bị cong và khó bán.

4. Đun sôi

Đun sôi thịt cá từ từ với nhiệt độ không quá cao để cá không bị nát.

5. Tách xương

Sau khi luộc chín, xương sẽ mềm và rã ra nên cần phải loại bỏ. Đây là công việc thủ công.

6. Hun khói

Sau giai đoạn tách xương, cá vẫn còn khá mềm, nhưng dần dần sẽ cứng lại nhờ hun khói.

7. Hiệu chỉnh
Khi làm khô cá một số bộ phận sẽ bị nứt hoặc vỡ vụn. Tại đây phần đầu của cá sẽ được cắt rời, xay nhuyễn, sau đó tiếp tục đi hun khói và làm khô. (bước 8 và 9).
10. Phun mốc
Phủ men lên trên bề mặt và làm khô lần cuối. Men này sẽ hút toàn bộ độ ẩm còn sót lại của cá.
Sau 120 ngày chế biến, cá ngừ khô không còn mùi hôi, chỉ sót lại hương vị thơm ngon nhất.
Yên tâm là khi món ăn vào bụng sẽ mềm ra, do đó hãy thưởng thức một cách ngon miệng nhé. Đây chính là đặc điểm thần kỳ, khác với những khoáng chất khác nên dù thậm chí còn cứng ngang ngửa pha lê nhưng chúng ta vẫn ăn được đấy.
Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: