Người Nhật và bí quyết sống lâu sống khoẻ với món Mẻ, phát triển tại Campuchia

Hiện tại, Vắc xin phòng COVID-19 đang được phát triển và triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Ảnh https://hiramatsu-cl.com/corona-vaccine/

Tuy nhiên, đối với Vắc xin, vẫn có nhiều lo ngại liên quan đến những triệu chứng bất ngờ do phản ứng phụ cũng như Virus đột biến. Một vấn đề khác là sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa người Châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Á. Liệu nguyên nhân có liên quan đến Gen không? Sự khác biệt về khả năng miễn dịch cũng tạo ra chênh lệch trong tỷ lệ tử vong.

Những người có khả năng miễn dịch cao sẽ ít khả năng phát bệnh kể cả khi Virus xâm nhập cơ thể. Do đó Vắc xin chỉ là một biện pháp đối phó tạm thời, trong khi khả năng miễn dịch, tăng cường sức khoẻ cơ thể là bí quyết để vượt qua bệnh tật, kể cả với những loại Virus đột biến.

Nếu bạn thường xuyên uống thuốc hoặc ăn nhiều thực phẩm ăn liền chứa nhiều chất bảo quản, khả năng miễn dịch của bạn sẽ bị suy yếu. Hệ miễn dịch yếu cũng là nguyên nhân tử vong của những người mắc bệnh nền, đang dùng thuốc, hoặc những người lớn tuổi.

Tại sao hệ miễn dịch của người châu Á lại cao?

Có lý giải cho rằng nguyên nhân nằm ở chế độ ăn uống. Người châu Á ăn nhiều thức ăn lên men khác nhau, những loại thức ăn giúp tăng khả năng miễn dịch.

Miễn dịch và y học hiện đại

Khái niệm về miễn nhiễm xuất phát từ văn kiện ở Athens vào khoảng năm 430. Khái niệm này chỉ những người không bị mắc lại những bệnh đã mắc trước đây. Khả năng miễn dịch thu hút sự chú ý qua những người dù ở trong môi trường và có những triệu chứng tương tự nhưng lại không phát bệnh.

Y học Trung Quốc, y học cổ truyền Nhật Bản và các phương pháp điều trị dân gian ở châu Á chủ yếu dựa trên nền tảng cải thiện thể chất và tăng cường khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên, hiện nay Tây y bằng phương pháp nội khoa và phẫu thuật đang đóng vai trò chủ đạo. Thuốc Tây có tác dụng nhanh hơn và cơ chế dễ hiểu hơn nên dần phổ biến theo thời gian. Thế nhưng gần đây, tiềm năng thực sự của y học dựa trên cơ chế miễn dịch đang được nghiên cứu, và điều trị y tế trên thế giới cũng tiến tới xu hướng sử dụng thuốc Đông y.

Ông Tomo Motoda là một người nuôi trồng thực phẩm lên men truyền thống Nhật Bản ở Campuchia, cụ thể là Mẻ và cố gắng khuyến khích sử dụng loại thực phẩm này ở Campuchia.

Mẻ là thực phẩm lên men từ gạo, bột mì và đậu, sau khi hấp chín cho vào loại vi khuẩn lên men gọi là Koujikin. Đây là cơ sở của những loại thực phẩm lên men phổ biến ở Nhật Bản, bao gồm rượu sake, miso, nước tương và giấm.

Ở đầu độ tuổi 20, Tomo Motoda được truyền cảm hứng về phong cách ăn uống thanh đạm trong quá trình du học ngôn ngữ tại Úc. Sau khi học lần lượt phong cách nấu ăn cơ bản của các quốc gia Nhật Bản, Ý và Trung Quốc, anh lại quay trở về Úc. Tomo Motoda ôm ấp ước mơ tạo ra một loại “vũ khí” trong ẩm thực và vô tình biết đến món Mẻ, nhanh chóng bị quyến rũ bởi loại thực phẩm này.

Sau đó, anh và vợ bắt đầu nghiên cứu về món ăn, chế biến được Ramen bằng Mẻ. Anh thuê được phần nhỏ của một cửa hàng ở Úc để phát triển thức ăn này, đó là một thành công lớn đối với hai vợ chồng.

Thế nhưng chi phí ở Úc lại quá đắt đỏ, việc phổ biến thức ăn đến người dân ở Úc gặp nhiều khó khăn. Trong một chuyến du lịch cùng vợ đến Campuchia, Motoda nhanh chóng yêu mến bầu trời xinh đẹp và diện mạo của vùng nông thôn rộng lớn ở Campuchia, sau đó quyết định chuyển tới đây chỉ trong vài ngày.

Địa điểm là thành phố Battambang (ក្រុង បាត់ដំបង). Tại đây, anh điều hành Rice Holic, một nhà hàng nơi anh nuôi trồng Mẻ Nhật Bản từ gạo Campuchia và tạo ra những món ăn ngon.

 

Cùng với vợ, hai người xây dựng tổ ấm ở quốc gia mới, đồng thời sinh hạ đứa con đầu lòng ở đây. Bên cạnh gạo Campuchia lên men Mẻ, nhà hàng còn phục vụ Ramen độc đáo. Mì Ramen thơm ngon, rất tốt cho cơ thể vì chỉ sử dụng nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng gia vị hóa học. Menu cũng có nhiều món ăn khác được chế biến từ Mẻ, mang đặc trưng hương vị Campuchia.

Ngoài ra, hai vợ chồng đang lên kế hoạch khai trương một nhà hàng thịt nướng, thịt được làm mềm bằng cách sử dụng Mẻ. Trong tương lai, anh và vợ muốn sản xuất gạo trồng ở Campuchia và phổ biến các sản phẩm Mẻ ra toàn thế giới.

Mẻ là một loại vi khuẩn lên men tươi, được anh Motoda nuôi trồng với tất cả tâm huyết.

Tại JAPO, chúng tôi muốn hỗ trợ quảng bá món Mẻ mà anh Motoda thực hiện, món ăn đã bảo vệ sức khoẻ và nụ cười của rất nhiều người Campuchia, đồng thời hy vọng có thể phổ biến diện rộng trên toàn thế giới.

Nếu bạn quan tâm, hãy ghé qua trang Facebook của Rice Holic

https://www.facebook.com/Riceholic168/

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: