Bí quyết chọn mua gạo Nhật chỉ bằng cách đọc tên

Gạo ở Nhật được nhân giống rất kỹ. Chưa kể đến hương vị, cây lúa ở Nhật có thể được trồng ở các vùng lạnh giá, và được lựa chọn sàng lọc để có khả năng kháng bệnh. Hiện tại, hầu hết các loại gạo được phân phối trên toàn quốc đều là các giống cải tiến.

Mỗi loại gạo đều có tên gọi riêng, và được đặt tên tuỳ thích, không theo quy luật gì. Ví dụ ở Nhật có những loại gạo như Koshihikari và Akitakomachi. Chỉ bằng cách đọc tên gạo, bạn có thể lựa chọn loại gạo mà bạn muốn.

Bài viết này bàn về cách đặt tên gạo ở Nhật Bản. Nhìn vào tên, bạn có thể biết gạo này được sản xuất ở thời đại nào, là gạo truyền thống hay gạo loại mới,… và lựa chọn sử dụng theo sở thích riêng.

Việc cải tiến các giống lúa được thực hiện bài bản vào thời Minh Trị, sau khi kết thúc thời đại Samurai. Quá trình này được Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản kiểm soát. Ban đầu tên gạo được đặt theo số (ví dụ Nourin 1, Nourin 2). Thế nhưng càng về sau càng có nhiều giống gạo ra đời nên hệ thống số trở nên quá phức tạp. Đến Nourin 52, quy tắc đặt tên mới ra đời, đó là đặt tên bằng Katakana 6 ký tự (những loại gạo về sau có thể được gọi theo số hoặc theo tên đặt theo quy tắc mới).

Nhân đây tôi xin giới thiệu một số giống gạo ngon vẫn còn được sản xuất đến hiện tại, đó là Nourin 100 hay Koshihikari và Nourin 150 hay Sasanishiki.

Tip chọn gạo cho bạn, nếu bạn thấy các loại gạo có tên bằng Katakana thì gạo này ra đời khá lâu đời.

Sau Thế chiến thứ 2, mỗi tỉnh sẽ cải tiến giống gạo độc lập. Gạo do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản quản lý (tức là gạo thuộc Chính phủ) vẫn được đặt tên theo Katakana, còn gạo do tỉnh phát triển sẽ đặt theo Hiragana để phân biệt.

Theo đó thì gạo của Akita có tên あきたこまち (Akitakomachi – đặt theo Hiragana).
Gạo ゆきひかり (Yukihikari) ra đời ở Hokkaido.

Có nghĩa là các gạo đặt tên bằng Hiragana ra đời vào thời kỳ hậu chiến.

Từ năm 1991, tên gạo được đặt tự do. Khi đó có thể sử dụng Kanji để đặt tên, ví dụ つや姫 (Tsuya Hime), 森のくまさん (Mori no kumasan), 青天の霹靂 (Seiten no hekireki),…Thế nhưng một số nơi vẫn chọn đặt tên theo Hiragana, do đó nếu bạn thấy gạo có tên Hiragana, đó có thể là gạo từ thời hậu chiến, cũng có thể là giống gạo mới.

Khi đi mua gạo ở siêu thị, bạn sẽ thấy một dãy các loại gạo với đủ loại tên, điều này có thể khiến bạn bối rối nhỉ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm được gạo phù hợp với nhu cầu.

Thêm nữa để nổi bật giữa một dãy các thương hiệu, nhiều nhà sản xuất gạo ở Nhật đang có xu hướng đặt tên độc lạ để gây sự chú ý. Biết đâu đấy sau này gạo Nhật sẽ được đặt tên tiếng Anh thì sao…

Kengo Abe
Xem thêm: