Ăn Osechi là truyền thống đầu năm nhưng mỗi vùng ở Nhật lại ăn theo kiểu riêng
Đầu năm là thời điểm khá nhạy cảm ở hầu như mọi vùng trên thế giới. Vào 3 ngày đầu tiên của năm mới, bạn sẽ muốn giữ cho không gian xung quanh thanh tịnh, yên bình, để chào đón những vận may cho cả năm được suôn sẻ. Tại Nhật, họ có một số phong tục để cầu may trong 3 ngày đầu năm, hai trong số đó liên quan đến việc ăn uống, đó là không luộc đồ sống cũng như không ăn động vật 4 chân. Nhiều người cũng kiêng luôn dọn dẹp, do đó họ sẽ không nấu ăn vào 3 ngày đầu năm. Thay vào đó, Nhật Bản có truyền thống nấu một bữa lớn rồi để dành ăn trong 3 ngày tiếp theo.
Bữa ăn thịnh soạn này được gọi là Osechi, bao gồm nhiều món nhỏ, rau đạm đầy đủ. Thế nhưng mỗi vùng lại có phong tục nấu Osechi theo kiểu riêng. Dưới đây là kết quả khảo sát của công ty thực phẩm Kibun Foods về “những món ăn mà mọi người ăn trong năm mới” sẽ cho thấy nhiều điều thú vị.
Khảo sát thực hiện trên 58 phụ nữ đã kết hôn trên 47 tỉnh thành về cách chuẩn bị Osechi. Trong đó có đến 83,2% câu trả lời lựa chọn món Kamaboko (chả cá Nhật).
Vị trí thứ 2 thuộc về Ozoni – súp Mochi và rau. Mochi, tuy là món ăn biểu tượng của năm mới, nhưng cũng từ đó mà phát sinh vấn đề nhiều người cao tuổi nghẹn khi ăn Mochi, tình huống xấu nhất có thể gây tử vong. Tuy nhiên 73,5% vẫn chuẩn bị món ăn này hằng năm.
Ở các vị trí tiếp theo theo lần lượt là đậu đen nấu với đường và nước tương, Datemaki (trứng rán với sốt cá), Kazunoko (trứng cá trích).
Những món ăn phổ biến trong thực đơn Osechi nhìn chung không có nhiều khác biệt. Thế nhưng cách chế biến lại rất đa dạng. Trong khi người dân ở Đông Nhật Bản thích ăn Kurumi kinton (khoai nghiền với hạt dẻ) thì người ở Tây Nhật Bản lại thích ăn kẹo đường hạt dẻ hơn.
Bên cạnh hạt dẻ, rễ cây ngưu bàng (gobo) cũng được xem là món ăn may mắn và rất phổ biến trong Osechi. Nhưng cách nấu rễ cây ngưu bàng có sự khác biệt ở Đông và Tây Nhật Bản. Người miền Đông thích xào sơ nguyên liệu với nước tương và đường (món này gọi là Kinpira Gobo) còn người miền Đông thích nêm với vừng hoặc giấm.
Ngay cả với Ozoni, người dân mỗi vùng lại có cách ăn khác nhau.
Người dân ở miền Đông cắt Mochi theo hình chữ nhật, còn người miền Tây thích Mochi tròn.
Sự đa dạng còn được thể hiện ở nguyên liệu phổ biến, ví dụ người phía Đông thích trứng cá hồi, còn người miền Tây thích tôm. Vùng Bắc Kyushu thích ăn cải lá xanh còn Nam Kyushu thích dùng giá đỗ,…
Bạn sẽ thích ăn Osechi theo Style ở vùng nào nhất nhỉ?
Sacchan