Ẩm thực Nhật Bản vô cùng phong phú nhưng vì sao những món ăn ngày Tết lại không mấy hấp dẫn?
Ẩm thực Nhật Bản vô cùng phong phú nhưng vì sao những món ăn ngày Tết lại không mấy hấp dẫn?
Chúng tôi nhận được một câu hỏi thú vị từ một người Pháp vừa bắt đầu sinh sống tại Nhật Bản.
“Từng trải nghiệm ẩm thực Nhật Bản ở nhiều nơi khác nhau, tôi được dùng qua các bữa ăn ngon với hương vị rất tuyệt vời, nhưng vì sao những món ăn ngày Tết lại có hương vị tệ như vậy?
Đây phải chăng là một trò chơi hình phạt?”
Một câu hỏi mà nghe xong tôi không biết nên vui hay nên buồn khi đi kèm cả hai yếu tố, vừa khen lại vừa chê. Có lẽ món ăn ngày Tết được đề cập đến ở đây chính là món “osechi ryori’’ được ăn vào những ngày đầu năm mới.
Thú thật thì lúc còn bé bản thân tôi cũng rất ghét món osechi này, nên tôi có thể hiểu được cảm giác của người đặt ra câu hỏi.
Trong bài viết lần này tôi xin phép được chia sẻ đôi chút về món ăn osechi, xin mời Quý vị các bạn cùng nhau tìm hiểu!
Về cơ bản, đây là một dạng thức ăn dự trữ.
Osechi trông rất đẹp mắt, nhưng về cơ bản đây là dạng thức ăn dự trữ nên không chứa các thực phẩm tươi sống tương tự như sashimi.
Hiện nay, ở Nhật Bản, mọi người làm việc đến khoảng ngày 28 tháng 12, sau đó bắt đầu vào việc dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị thức ăn để sẵn sàng đón năm mới.
Kèm theo đó, nơi đây có một phong tục là tất cả các gia đình sẽ không dọn dẹp hoặc làm các công việc bếp núc trong 3 ngày đầu năm, tức là từ ngày 1 đến hết ngày 3 tháng 1.
Vì lý do đó, osechi trở thành món ăn được trữ sẵn để sử dụng vào dịp này.
3 ngày Tết chỉ ăn một món giống nhau nên đa số trẻ em đều trở nên ngán ngẫm và chẳng mấy thích thú với điều này.
Điềm lành quan trọng hơn hương vị.
Bản chất ẩm thực Nhật Bản luôn ưu tiên hương vị và mặt hình thức, nhưng riêng với osechi, sự tốt lành mới là ưu tiên hàng đầu.
Mỗi chất liệu được sử dụng đều mang một ý nghĩa như sau:
Đậu đen
Trong tiếng Nhật, phát âm của chữ từ đậu là “mame”.
Những người thường xuyên di chuyển, hoạt động cũng được gọi là mame.
Từ đó việc ăn đậu trong ngày đầu năm có ý nghĩa mong muốn công việc hanh thông và tốt đẹp.
Cây ngưu bàng
Ngưu bàng là một dạng rau thu hoạch củ, nhìn giống như rễ cây.
Điều này có nghĩa là cắm rễ vững chắc vào lòng đất và bảo vệ ngôi nhà của mình.
Kamaboko – Tạm dịch: Chả cá Nhật Bản
Kamaboko với sự kết hợp của 2 màu là đỏ và trắng.
Màu đỏ có nghĩa là bùa hộ mệnh và niềm vui, còn màu trắng có ý nghĩa là thiêng liêng và thuần khiết.
Vốn thích ăn cá nhưng không thể ăn các món sashimi dưới dạng thức ăn bảo quản nên có lẽ đây là lý do người Nhật chọn thêm kamaboko, một loại thực phẩm được làm từ cá vào món ăn này.
Datemaki – Tạm dịch: Trứng cuộn
Một món trứng nướng xốp mềm mà chúng ta chỉ được thấy khi ăn osechi.
Trứng được cuộn lại tạo ra hình dáng giống như một cuốn sách học thuật ( loại sách thời cổ xưa ), mang đến hy vọng về tri thức, với mong muốn tăng thành tích học tập trong năm mới.
Cá tráp đỏ nướng
Trong osechi cũng có sự góp mặt của một loại cá tráp biển nướng.
Ý nghĩa của món này là “lời chúc đầu năm”.
Tôm
Tôm có thể được hầm hoặc nướng tuỳ khẩu vị.
Khi tôm được nấu chín tự khắt sẽ cong lại, độ cong của tôm được cho là tỷ lệ thuận với sự trường thọ của gia chủ. Thế nên việc nướng tôm trong tình trạng xiên chúng thẳng đuột được xem là điều tối kỵ.
Ngoài những thành phần được liệt kê bên trên thì cũng còn rất nhiều lại thực phẩm khác, nhưng số đều là những nguyên liệu hy hữu chỉ thấy trong dịp Tết.
Nếu là những món ngon thì chắc là đã được sử dụng từ cả những ngày bình thường.
Dù bị bình phẩm là không ngon nhưng thực tế món ăn cổ điển này rất khó thực hiện vì có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị. Nếu tự làm ở nhà thì mất khoảng hai ngày nên ngày nay người ta thường đặt mua tại các cửa hàng.
Để làm được món này, phía các cửa hàng cũng tốn không ít thời gian, công sức và cả kinh phí.
Nếu có ý kiến cho rằng sẽ thuận tiện hơn nếu chọn ăn mì hoặc cà ri trong những ngày này thay cho osechi, chúng cũng đáp ứng được tiêu chí của thức ăn dự trữ. Tôi hoàn toàn có thể hiểu được điều này. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu mong muốn được đón nhận điềm lành khi ăn những món mang lại may mắn trong ngày Tết.
Ẩm thực osechi không phải là một trò chơi hình phạt.
Hy vọng Quý vị sẽ thử trải nghiệm món ăn này một lần vào dịp nào đó gần nhất và đón nhận thật nhiều may mắn trong năm mới.
Tác giả: Kengo Abe
Biên dịch: Lê Phương Kỳ