Loại bánh ngọt nào của phương Tây chiếm vị trí “số 1” trong lòng người Nhật Bản?

Hiện nay trên khắp nước Nhật có rất nhiều cửa hàng bánh ngọt nổi tiếng, từ các loại bánh truyền thống đến những chiếc bánh mang đậm chất phương Tây. Tuy nhiên, có một thương hiệu cực kỳ nổi tiếng, khắp nước Nhật không ai là không biết đến, đó là Juchheim với chiếc bánh Baumkuchen.

Trong tiếng Đức, Baumkuchen có nghĩa là bánh khúc gỗ, được biết đến như “Der Konig Der Kuchen” (Vua bánh ngọt) ở Đức. Baumkuchen là một chiếc bánh rất đặc biệt và được dùng làm biểu tượng của Hiệp hội bánh kẹo Đức.

Nguồn shun-gate

“Tại sao bánh Baumkuchen lại nổi tiếng ở Nhật mà không phải là ở Đức?”.

“Từ khi nào mà người Nhật đã “mê mẩn” loại bánh cổ truyền của người Đức?”.

“Làm thế nào mà bánh của người Đức có thể “trụ vững và phát triển” trên đất Nhật?”.

Đằng sau thương hiệu Juchheim chính là câu chuyện về nghị lực phi thường của người làm nên sự nổi tiếng Baumkuchen.

Người mang bánh Baumkuchen đến Nhật Bản đầu tiên là Karl Juchheim, một công dân người Đức. Vào đầu những năm 1910, chàng thanh niên ngoài 20 tuổi này cùng vợ đến thành phố Thanh Đảo của Trung Quốc để kinh doanh.

Đến năm 1914 Thế Chiến thứ I nổ ra, quân đội Nhật Bản và Anh đã chiếm được căn cứ hải quân của Đức ở Thanh Đảo. Cùng với những người Đức khác, gia đình Juchheim bị đưa đến đảo Hinoshima thuộc tỉnh Hiroshima như là tù nhân chiến tranh.

Nguồn blogspot

Vào năm 1919, Juchheim đã nướng và bán Baumkuchen tại một triển lãm hàng hóa do các tù nhân chiến tranh thuộc khu trại tập trung đảo Hinoshima sản xuất, được tổ chức tại Triển lãm Thương mại Hiroshima.

Đây chính là bánh Baumkuchen đầu tiên được nướng ở Nhật Bản. Người Nhật ghé thăm triển lãm đã rất đỗi kinh ngạc trước kết cấu đặc biệt và hương vị thơm ngon, chiếc bánh đã được bán hết ngay sau đó.

Sau khi được thả tự do, năm 1921 ông quyết định mở cửa hàng đầu tiên tại Yokohama và định cư tại đây. Juchheim trong vai trò người thợ làm bánh của cửa hàng, các nhân viên giúp việc tại cửa hàng đa phần là người Nhật.

Nướng bánh Baumkuchen là một quá trình tốn thời gian, đòi hỏi người thợ phải siêng năng, kiên trì.

Theo cách làm truyền thống, họ phải phết bột lên thanh kim loại dài đang quay liên tục trên lò nướng, lớp bột này chín thì phết lớp kế tiếp, cứ như thế cho đến lớp bột cuối cùng chín vàng.

Nhìn từ bên ngoài, nó trông như một chiếc vòng hình trụ bình thường. Khi cắt ngang chiếc bánh, nó  sẽ trông giống như phần vân gỗ với những vòng tròn đồng tâm, do đó mà nó còn được gọi là “bánh vân gỗ.

Với hương vị thơm ngon, dai, xốp và hình dạng độc đáo, Baumkuchen nhanh chóng được mọi người biết đến.

Tưởng chừng việc kinh doanh đang trên đà phát triển thì cũng là lúc biến cố xảy ra. Trận động đất lịch sử Đại Kanto mạnh 7,9 độ richter vào năm 1923 đã phá hủy nhiều phần của thành phố Tokyo và thành phố cảng Yokohama. Cửa hàng của gia đình Juchheim cũng chịu chung số phận.

Sau sự kiện đau buồn đó, với lòng quyết tâm không chịu thua trước số phận, gia đình Juchheim chuyển đến thành phố Kobe và tiếp tục việc kinh doanh. Họ mượn số tiền lớn từ người thân và bạn bè để mở cửa hàng bánh ngọt mới.

Cửa hàng làm ăn rất thuận lợi, trong khoảng thời gian ngắn đã được nhiều người biết đến. Bánh ngọt Baumkuchen vẫn là mặt hàng chủ lực và nổi tiếng tại nơi đây.

Nguồn foodytwoshoes

Một khi cung không đủ cầu, cửa hàng buộc phải tăng sản lượng. Do bánh làm hoàn toàn bằng tay theo cách truyền thống nên những người thợ phải làm việc cật lực, tạo ra loại bột mịn theo yêu cầu khắt khe của ông chủ cửa hàng.

Juchheim quan niệm rằng chỉ khi nào khâu chuẩn bị nguyên liệu được thực hiện một cách nghiêm túc thì sản phẩm tạo ra mới đạt chất lượng tốt nhất, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Với tâm huyết của một người làm bánh chuyên nghiệp, chẳng bao lâu sau cửa hàng của gia đình Juchheim đã trở thành địa chỉ kinh doanh bánh ngọt danh tiếng nhất ở Kobe.

Nguồn shun-gate

Công việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và phát triển đều đặn, họ sớm có đủ khả năng để xây dựng một nhà máy hiện đại. Ngay sau khi hoàn thành nhà máy vào tháng 10 năm 1930, Juchheim được chọn làm bánh trong cuộc Tổng Duyệt Hải Quân Hoàng Đế, mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ.

Thế nhưng, một lần nữa khó khăn lại đến với gia đình Juchheim. Thế Chiến II nổ ra, Nhật Bản là một trong những quốc gia chủ chốt của cuộc chiến. Những năm đầu cuộc chiến, cửa hàng của ông Juchheim vẫn hoạt động nhưng nhiều nhân viên cửa hàng buộc phải nhập ngũ.

Nguồn amthuc365

Đầu năm 1944, Kobe trở thành mục tiêu tấn công của quân đồng minh. Thiếu thốn về nhân công, tiền của, khách hàng, cửa hàng Juchheim buộc phải đóng vì không có khả năng sản xuất, kể cả đứa con trai của ông cũng mất do chiến tranh.

Quá đau buồn nên ông sinh bệnh và mất vào ngày 14 tháng 8 năm 1945, chỉ một ngày trước khi Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh. Vợ của ông là Elise Juchheim bị trục xuất về Đức.

Cuộc chiến đi qua, là một quốc gia bại trận, chịu tổn thất nặng nề, người Nhật vượt qua khó khăn, từng bước khôi phục kinh tế. Vào những năm 1950 sau một thời gian quay về Đức, Elise Juchheim trở lại Nhật Bản để tiếp tục ước mơ của hai người, mở rộng thương hiệu Juchheim.

Nguồn en.nagano-cvb.or.jp

Nguồn rakuten.com

Nguồn alibaba

Kể từ khi Juchheim nướng chiếc bánh đầu tiên đến ngày hôm nay, Baumkuchen được biết đến là “Vua bánh ngọt Đức” và rất phổ biến trên nước Nhật.

Chìa khóa dẫn đến sự thành công này là tay nghề của Karl Juchheim đã được các Meisters (theo tiếng Đức nghĩa là chủ) làm việc tại Juchheim kế thừa một cách tuyệt đối.

Hơn nữa, bí quyết sử dụng các nguyên liệu nguyên chất cũng như công thức để tạo ra hương vị thơm ngon đích thực cũng đã được bàn giao trong suốt khoảng thời gian từ khi thành lập công ty.

Để một chiếc bánh có nguồn gốc từ Đức có thể trở nên phổ biến rộng rãi ở Nhật Bản, phải kể đến hình dạng vòng tròn độc đáo và vai trò biểu trưng cho tinh thần đạo đức của nó, thêm vào đó là kết cấu bánh tinh tế và hương vị tuyệt vời.

 

Để làm được một chiếc bánh Baumkuchan đòi hỏi sự nỗ lực chuẩn bị tỉ mỉ đến từng li của người thợ làm bánh cũng như sự nhuần nhuyễn giữa tay và mắt trong thời gian dài.

Nguồn Baumkuchen

Những lớp bánh giống như vân gỗ “dính chặt” với nhau tạo nên độ xốp tuyệt đối khó có thể bắt gặp ở những loại bánh khác. Điều này cũng giống như sự đoàn kết của con người trong lúc hoạn nạn, tình yêu phải được vun đắp từ hai phía mới bền chặt.

Chính vì mang ý nghĩa biểu tượng đặc biệt nên Baumkuchen thường được chọn làm quà tặng cho gia đình, bạn bè, người yêu.

Hiện nay thương hiệu Juchheim đã vượt ra khỏi biên giới, mở nhiều cửa hàng ở Đài Loan, Thượng Hải, Singapore…và ở Việt Nam.

***Thông tin cửa hàng Juchheim ở Việt Nam:

Địa chỉ: Trung tâm thương mại Takashimaya, 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh.

SĐT: 0903903077

Website: https://www.facebook.com/JuchheimVietNam/

Chúc các bạn ngon miệng và đừng quên chia sẻ với Japo cảm nhận về chiếc bánh này sau khi thử nhé !!!

Ashirogi

Khám phá đặc sản ở tỉnh Fukui – Thương hiệu nổi tiếng khắp nước Nhật

Hành trình nổi tiếng “bất thường” sau 17 năm của nữ Diva Nhật Bản

Wagyu Thương hiệu thịt bò đắt đỏ nhất thế giới xây dựng từ sự tỉ mỉ đến khó tin

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: