Đi tìm nguồn cơn của tin đồn “Ajinomoto gây hại cho sức khoẻ” – Đâu mới là sự thật?

Năm 1980, Nhật Bản khám phá ra Monosodium glutamate (MSG). Thành phần chính làm nên gia vị mà thế giới đều quen thuộc – Bột ngọt hay còn gọi là mì chính.

Và có một thương hiệu lớn khi nhắc đến bột ngọt đó là Ajinomoto.

Chỉ cần thêm một ít là món ăn đã đậm đà hương vị hơn hẳn.

Ở Mỹ có một căn bệnh gọi là Chinese Restaurant Sydrome – Hội chứng nhà hàng Trung Quốc, đã được công bố. Tại sao nó là có liên quan đến “Chinese” ư?

Bởi các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay rã rời đều xuất hiện sau khi thực khách ăn món Trung Quốc đã tạo nên tên gọi của căn bệnh này.

Ảnh: https://gigazine.net/news/20180524-msg-been-unfairly-demonised/

Nguyên nhân chắc chắn chưa được khẳng định, tuy nhiên người ta nghi ngờ vì món Trung Quốc sử dụng rất nhiều thành phần MSG và chúng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể của người dùng sau đó. Nghe đến đây chắc các bạn đã đoán ra được tên căn bênh này trong tiếng Việt rồi đúng không, đó là “Say bột ngọt”.

Một câu chuyện khác liên quan đến bột ngọt mà tôi từng nghe kể.

MSG là thành phần do con người tạo ra và đã có lịch sử hơn 100 năm.

Năm 1908, MSG được tìm ra và 1 năm sau đó, hãng Ajinomoto đã bắt đầu bán rộng rãi sản phẩm bột ngọt trên thị trường, dần lan rộng khắp châu Á và trở thành gia vị không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình.

Trong vòng 100 năm xuất hiện trên thị trường, Ajinomoto luôn ra sức khẳng định chất lượng và giá trị của bột ngọt không hề gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bằng chứng là nhiều chứng nhận của các tổ chức an toàn thực phẩm lớn trên thế giới.

(Tham khảo tại đây http://www.ajinomoto.com.vn/article/umami/msg-safety)

Thế nhưng đâu mới là sự thật?

Tìm kiếm một vài thông tin như “ảnh hưởng xấu của MSG” hay “triệu chứng của bệnh liên quan đến MSG” hầu như chẳng có nguồn tin nào chính xác khẳng định cả.

Nghiên cứu duy nhất có vẻ đáng tin đó là Leptin – Hormones vừa được tìm thấy cách đây 20 năm liên quan tới chất béo.

Với tính chất gây ức chế béo phì, nếu nạp quá nhiều tinh bột sẽ đẩy Isulin lên cao và gây nên cảm giác thèm ăn dẫn đến béo phì.

Vậy nên việc hấp thụ quá nhiều bột ngọt sẽ gây ảnh hưởng đến thể trọng, đó là tác hại duy nhất mà người ta đã tìm ra.

Thậm chí trên trang chủ của Ajinomoto Việt Nam, cũng có viết rằng giới hạn cơ thể chấp nhận được bột ngọt là 0-120 mg/kg thể trọng/ngày, người Việt khoảng 6g/ngày là đủ.

Trừ tác hại của việc lạm dụng nói trên, hầu như không tìm thấy thông tin chứng thực ảnh hưởng xấu của bột ngọt.

Kết luận lại, bột ngọt vẫn chỉ là chất phụ gia làm nên vị ngon và dậy vị cho món ăn. Cũng giống như những gia vị khác, sử dùng vừa phải sẽ tạo ra những món ăn ngon và đảm bảo sức khoẻ. Bạn nhớ nhé!

Kengo Abe

Thực hư chuyện người Nhật không dùng Ajinomoto nhưng lại sản xuất cho cả thế giới

Các loại gia vị nêm nếm của người Nhật

Từ nghi án bệnh tật đến đột phá giành vị trí ai cũng hằng mơ ước của cô bé 15 tuổi

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: