Kyoko’s Cooking: Món phụ kiểu Nhật đơn giản với giá đỗ và rau chân vịt
Gần đây, bữa trưa của gia đình chúng tôi luôn xuất hiện món Ramen. Vì vậy trước khi giá đỗ trong tủ lạnh bị hỏng tôi thường tìm cách chế biến cho hết, đặc biệt giá đỗ kết hợp với rau chân vịt tạo nên một món phụ ngon lành và vô cùng đơn giản. Giá đỗ của hãng Seiyu rẻ nhất chỉ 28 yên và không có nhiều rễ nên đây là loại tôi yêu thích nhất.
【Nguyên liệu】 (Dành cho 3 người)
Rau chân vịt 1/2 bó
Giá đỗ 1/3 gói
Dashi 100cc
Nước tương Shoyu, Mirin 1 muỗng canh
【Cách làm】
- Luộc rau chân vịt sao cho giữ lại màu xanh của rau. Giá đỗ lặt hết rễ.
2. Cho Dashi vào một nồi nhỏ, cùng với Shoyu, Mirin và đợi hỗn hợp sôi thì cho giá vào, đảo lên rồi tắt lửa.
3. Vắt hết nước trong rau chân vịt và cắt thành từng khúc vừa ăn, khi giá còn đang trong nồi thì cho rau chân vịt vào đảo đều 2,3 phút.
❀ Nguyên liệu khác:
Có thể dùng Mentsuyu thay cho Dashi nếu ở nhà không có sẵn, vô cùng nhẹ nhàng. Hoặc có thể dùng Dashi chuyên dụng cho súp Miso, chia làm 2 phần để dùng cho hai món.
❀ Cách biến tấu khác:
– Theo quan niệm của một số người thì “Rau xanh thì cần cho muối” , thế nhưng theo các nhà ẩm thực thì chỉ ra rằng: “Khi luộc rau không cần phải cho muối vào thì rau vẫn giữ được màu sắc”. Tôi đã học theo phương pháp này sau khi biết được thông tin đó.
– Mỗi lần luộc rau xanh, tôi lại nhớ đến câu nói “命の移し替え” (Inochi no Utsushi kae) của nhà hoạt động phúc lợi quá cố Hatsume Sato. Khi đun rau xanh qua lửa và đột nhiên màu xanh của rau trở nên tươi mới, thì lúc đó gọi là “命の移し替え”. Tôi cố gắng không bỏ lỡ khoảnh khắc đó và bắt đầu vắt nước từ rau ra. Tuy nhiên, nếu không có thời gian, tôi chỉ cắt và luộc chúng. *cười*
Profile của chị Kyoko:
Bà chủ quán ăn Shunsai Mamaya 「旬菜ままや」
Kyoko Nakao (51 tuổi)
Trên Instagram Shunsai Mamaya @mamaya476, chúng tôi đang phổ biến thông tin về rau của nông dân trong vùng bằng cách nấu những món ăn đơn giản sử dụng rau củ theo mùa. Vì yêu thích nấu ăn cũng như đam mê ăn uống, tôi đã thử nấu các món rau trong 8 năm qua để thoả mãn sở thích của bản thân. Nếu trên đường đi du lịch có chợ nông sản tôi sẽ mua nguyên liệu về, hoặc đến một quán nhậu và thưởng thức một món ăn ngon, tôi sẽ hỏi ông chủ cách nấu. Trên cả đam mê, trải qua nhiều năm làm biên tập tại nhà xuất bản, hiện nay tôi đang chuẩn bị mở một nhà hàng nhỏ vào năm sau.
Sự nghiệp tại nhà xuất bản
– Phụ trách bản tin, nghệ thuật, nấu nướng, hoàng thất và Series Ningen trong tuần san mang tên “女性自身” (Josei jishin)
– Thành công với dự án Home Baker trong tạp chí thông tin đời sống “Mart”
– Tạp chí thời trang hướng đến độ tuổi 40 cho tạp chí “STORY”
– Tạp chí làm đẹp “美ST” dành cho lứa tuổi 40
Về “Shunsai Mamaya”
*Nhà hàng ở Nhật có nhiều hình thức kinh doanh. Tuy nhiên “居酒屋 – Izakaya” và “小料理屋 – Koryouriya” nằm ở khu dân cư hạng nhất thì không được công nhận bởi Luật phòng cháy chữa cháy, nên nhà hàng dự định sẽ chuyển thành “食堂 – Shokudo”.
Nhà hàng dự kiến khai trương vào mùa xuân năm 2021 trong một ngôi nhà nhỏ ở khu dân cư ở Suginami, Tokyo. Chúng tôi sẽ làm các món ăn theo mùa với trái tim bằng cách sử dụng rau Suginami địa phương và các thành phần thơm ngon được tìm thấy trong những chuyến hành trình. Tên cửa hàng là một sự tôn kính đối với nhà hàng “Mamaya” mà nhà văn Kuniko Mukai, đang điều hành ở Akasaka cùng với chị gái của mình, Kazuko.
Kyoko Nakao