Từ ngữ điệu, phong tục đến khẩu vị – Bạn ăn như người Kanto hay người Kansai?

Mỗi vùng miền trên đất nước có một nét đặc trưng riêng. Từ khí hậu, đặc sản đến cả khẩu vị ăn uống. Ví dụ: người miền Trung ăn cay, người Nam ăn ngọt. Chính khẩu vị đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đặc sản và món ăn truyền thống của từng nơi.

Nhật Bản cũng vậy. Cùng một món, nhưng cách nấu và nêm nếm gia vị lại hoàn toàn khác nhau. Nếu không tin, bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây về sự khác biệt khẩu vị của mỗi địa phương Nhật Bản nhé!

Có khi bạn sẽ tìm ra vùng đất phù hợp với khẩu vị ăn uống của bản thân đấy.

 

Vị nước tương

 

Chưa cần đi sâu vào bất kỳ món ăn nào, chỉ cần nếm nước tương của các vùng bạn sẽ thấy được khác biệt.

So với cả nước Nhật, vị nước tương Kanto được gọi là Koikuchi-shouyu (濃口醤油)nghĩa là vị đậm. Đây cũng là hương vị phổ biến nhất của nước tương Nhật Bản.

Ngược lại, vùng phía Tây như Kansai lại chuộng vị nước tương nhạt vị Usukuchi-shoyu (薄口醤油). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa người Kansai không thích ăn mặn đâu nhé.

Nhưng đối với người Kansai món ăn ngon còn sự kết hợp của cách chế biến nữa chứ không chỉ nêm nếm vừa miệng.

Tuy nhiên, với những Fan Sashimi, các bạn sẽ nhận ra rằng vị nước tương chuyên dụng có vị hơi khác. Đúng vậy, Shoyu dùng để ăn đồ sống hơi khác loại bình thường. Thậm chí Tôi còn nghe nói nước tương Sashimi vùng Kyushuu còn có vị ngọt nữa. Là người gốc Kanto, tôi còn cảm thấy bất ngờ nữa huống hồ các bạn Việt Nam. Nhưng có lẽ các bạn sống ở miền nam Việt Nam sẽ thích vị Kyushuu chăng?

 

Cách ăn Đậu Tương lên men (Natto)

Đây có lẽ là món ăn “khó nuốt” nhất trong số các món Nhật nhỉ!

Cách ăn Natto cũng có sự khác biệt tuỳ theo từng vùng đấy.

Mặc cho người Kansai không còn mấy ai hứng thú với món ăn này, người Tohoku lại thích ăn Natto theo một kiểu ký lạ. Đó là ăn với đường.

Nhưng đối với người Kanto, nhất là Tôi khi thấy loại Natto ngọt như vậy chắc chắn sẽ “chạy dài” thôi các bạn.

 

Ramen

Đây là món ăn làm nên sự khác biệt rõ rệt nhất cho các địa phương trên mọi miền Nhật Bản.

Đi bất cứ đâu ở Nhật, bạn cũng có thể tìm thấy một quán Ramen. Hokkaido là nơi ra đời cửa hàng Miso Ramen (Mì vị Miso) đầu tiên của Nhật Bản.

Nói đến Tonkotsu Ramen (Mì vị xương heo) là phải nhắc đến vùng Kyushuu. Còn Kanto chính là thánh địa của Shoyu Ramen (Ramen vị nước tương).

Một trong những điểm khác trong cách ăn Ramen, đó là trong khi bình thường sẽ có Size vừa và lớn cho một bát mì, thế nhưng ở Kyushuu lại không hề có mì Size lớn. Nếu bạn muốn ăn thêm mì, hãy gọi “Kaedama (替え玉)” được viết trong thực đơn nhé.

Khi nhận thêm vắt mì. Hãy đổ vắt mì đó vào bát Soup bạn đang ăn dở nhé.

Mẹo để thêm mì mà vẫn có được bát mì ngon lành đó là trong lúc ăn đến nửa tô, hãy gọi thêm mì ngay để khi vừa ăn hết bát đó, bạn sẽ có ngay mì mới để cho vào. Vì trụng mì cũng tốn thời gia mà.

 

Okonomiyaki

Bánh xèo Nhật là đặc sản của vùng phía Tây Nhật Bản. Nổi tiếng nhất là 2 vùng là Hiroshima và Kansai. Thế nhưng không chỉ mùi vị, bạn có biết hình dáng của hai loại này hoàn toàn khác nhau. Tôi chắc rằng các bạn sẽ liên tưởng đến loại bánh xèo nhỏ kiểu Kansai khi thoạt tiên nghe đến Okonomiyaki đấy.

Loại dùng bột khoai lang có nhiều nhân thịt, hải sản và rau củ, khi ăn mềm mại, xôm xốp là của vùng Kansai.

Còn lớp bột của loại bánh xèo Hiroshima mỏng hơn và cho cả Mì Soba vào.

Ăn có vị giống Yakisoba hơn là bánh xèo. Và khối lượng và kích cỡ cũng lớn hơn rất nhiều.

Về nước sốt cũng khá đặc biệt, nếu nước sốt truyền thống khá ngọt thì vùng Kanto lại tiết chế vị ngọt để thanh đạm món bánh xèo hơn.

 

Udon

Ngày xưa, người Kanto chủ yếu ăn Soba nhiều hơn Udon. Vì thế nếu bạn để ý, của hàng Udon và Soba thường gộp làm một. Nếu muốn ăn Udon, người miền đông sẽ vào quán Soba.  Trong khi ngược lại, nhà hàng Udon lại không hề phổ biến ở Kansai bằng Soba.

Sau đó, người Kanto dù dần dần thích ăn Udon hơn, nhưng nền nước Soup chung quy vẫn giống với màu đen Shoyu của mì Soba vẫn được ưa chuộng hơn cả.

Người Kansai lại thích nước mì Udon trong vắt hơn.

Với Udon ăn liền cũng vậy. Cùng một sản phẩm nhưng ăn vào mới thấy sự khác biệt đặc trưng của hai vùng này.

 

Tonkatsu

Hay còn gọi là thịt heo chiên xù. Là món ăn tẩm bột chiên xù giòn rụm, nóng hổi.

Thế nhưng bạn có biết, vùng Kansai lại dùng thịt bò thay cho thịt heo để nấu món này không?

Vì sử dụng nguyên liệu thịt bò nên tên món ăn cũng phải biến đổi, đó là Gyukatsu (Thịt bò tẩm bột chiên xù).

Xuất phát từ mục đích đưa bò Kobe gần hơn với đời sống, đến nay, các tỉnh thành khác cũng sử dụng loại thịt bò tươi ngon của tỉnh mình để quảng bá đến du khách gần xa.

 

Sukiyaki

Là món ăn phổ biến vào mùa đông. Giữa nồi nước dùng chua chua ngọt ngọt, vị rau, nấm hoà quyện cùng thịt bò, chấm qua trứng sống là có thể thưởng thức được rồi.

Tuy thịt bò là phổ biến nhất, nhưng cũng có nơi dùng thịt heo. Thậm chí thịt dê hay gà như Hokkaido.

Mỗi vùng đất lại có rất nhiều đặc trưng riêng mà đại diện là khẩu vị và cách ăn uống. Không thế nói đâu là ngon đâu là dở. Chỉ có phù hợp hay không thôi. Vì vậy, chỉ có món ăn quê nhà mới là ngon lành và thân thuộc. Giống như Tôi cảm thấy yêu món ăn Kanto nhất vậy.

Còn bạn, bạn đã tìm ra khẩu vị “na ná” quê mình chưa?

Kengo Abe

Giải mã lý do người Kansai vui tính thích đùa?

Tính cách người Nhật ở mỗi vùng miền?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: