“Gắt” miễn bàn: Nếu không biết những quy tắc này thì đừng ăn Ramen

Nếu một lần được đặt chân đến Nhật, bạn muốn làm gì đầu tiên?

Trong số các câu trả lời, chắc chắn sẽ có bạn đề cập đến ước mơ ngắm cảnh, ăn món ngon, tắm Onsen…

Và trong tất cả các trải nghiệm phải làm ở Nhật, tuyệt đối đừng bỏ qua việc thưởng thức món Ramen.

Ảnh: calori.jp

Tuy đây là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi “cập bến” đảo quốc Mặt Trời mọc thì không còn dáng dấp Trung Hoa nữa mà mang một màu sắc rất riêng. Thậm chí, cả người Hoa cũng mê mệt Ramen Nhật chứ đừng nói. Đặc điểm của món mì này là mỗi vùng mang một hương vị đặc trưng khác nhau.

Nói đến vùng Hokkaido, phải gọi tên Miso Ramen (Ramen vị đậu tương). Tokyo là Shoyu Ramen (Ramen vị nước tương). Nổi danh Hakata vùng Kyushuu đó là Tonkotsu Ramen (Ramen vị xương heo).

Đặc biệt, với món mì Hakata, quy tắc ăn có phần khác biệt với các nơi khác và nếu không tuân thủ đúng, dù có là khách hàng đi nữa, bạn vẫn sẽ “được” mời ra về.

Thế nên hãy chú ý nhé!

Bắt đầu từ những điều cơ bản nào.

Ảnh: tabelog.com 

Cách order Ramen size lớn 

Thông thường, một số nhà hàng có suất mì lớn và nhỏ cho thực khách. Tuy nhiên cũng có quán chỉ để chung 1 size mì. Vậy các đấng mày râu làm cách nào để gọi một bát mì lớn cho vừa với sức ăn của mình? Mẹo đó là hãy gọi thêm mì, bạn sẽ được nhận thêm một vắt mì để châm thêm vào tô kia.

Chú ý rằng nếu order vắt mì thêm quá sớm, mì sẽ trương lên trong khi đợi mì trong bát bạn đang ăn vơi dần, vì vậy hãy canh đúng thời điểm để gọi nhân viên nhé. 

Ngoài ra, nếu tô mì đã cạn nước thì không thể thêm mì vào. Vì vậy nhớ dừng đúng lúc để còn dành nước súp cho vắt mì tiếp theo. 

Có thể lựa chọn độ mềm cứng của sợi mì

Dựa vào thời gian luộc mà độ cứng của mì cũng thay đổi theo.

Thông thường nếu không có Order đặc biệt thì mì sẽ được luộc vừa phải, không quá mềm cũng không quá cứng.

Nhìn vào Menu độ cứng của mì trên đây, ta có thể thấy, 40 giây là độ cứng thích hợp dành cho thực khách thích ăn loại mì này.

Sau đó thời gian luộc mì sẽ ngắn lại, tương ứng với độ cứng của mì tăng dần.

Thậm chí chỉ có loại chỉ luộc qua trong 5 giây.

 ・普通 : loại thường

 ・堅め: sợi cứng

 ・バリカタ、もしくは針金(はりがね) : sợi dây kẽm (so sánh)

 ・粉落とし(こなおとし): sợi còn vướng bột mì

 ・湯気とし(ゆげとおし): sợi vừa nóng tới

Đối với hai loại Konaotoshi và Yugetoshi, thật sự là thời gian luộc chỉ như chớp mắt. Nếu nói đến mức độ cứng…có thể ăn được thì hai loại này hoàn toàn vượt xa. Có khi vừa ăn còn vừa sặc vì bột mì chưa kịp chín ấy chứ!

Nếu bạn là người chưa sành ăn Ramen nhưng muốn thử thách độ cứng, lời khuyên rằng cho bạn là chọn Katame. Trên đây mới chỉ là hai quy tắc cơ bản dành cho những ai mới tiếp cận Ramen thôi nhé!

Tiếp theo sẽ là những quy tắc cao cấp hơn và không phải người nước ngoài nào cũng biết.

Có một câu chuyện ở quán Ramen nọ, nơi mà đến cả bảng hiệu cũng không có, tên quán là gì cũng chẳng ai biết.

Thoạt nhìn, những ai đi ngang chỉ nghĩ rằng đây là một quán mì ven đường bình thường. Tuy nhiên, chỉ có những thực khách sành ăn mới biết, đó là thiên đường Ramen vô cùng nổi tiếng.

Và có một bảng quy tắc bất di bất dịch buộc mọi vị khách phải nhớ trước khi cầm đũa ăn mì và nếu vi phạm bất cứ điều nào, bạn sẽ bị nói: “Hãy về đi, chúng tôi không cần tiền”.

Nội dung của quy tắc đó là:

Đầu tiên phải nếm súp

-Trước khi nếm đừng khuấy mì lên

-Cấm dắt theo trẻ em

-Cấm hút thuốc

-Cấm chụp ảnh

-Cấm để chuông điện thoại

-Không ngó nghiêng trong quán

-Đừng hỏi về Menu (quán chỉ bán Ramen thôi)

-Đừng bắt chuyện lung tung (Gọi món thì được)

-Nếu gọi suất lớn, xin mời ra khỏi quán

-Cấm giọng Kansai (vì chủ quán ghét)

-Không ăn rau Takana trước khi ăn mì

Rau Takana là các loại rau cải hầm lên rồi ăn kèm với Ramen. Món rau ở đây ngon đến nỗi chỉ ăn nó thôi đã thấy mãn nguyện. Tuy nhiên, chú ý rằng nếu ăn trước thì bạn sẽ bị đuổi đấy.

Tất cả quy tắc trên đều không giống với bất kỳ đâu trên khắp nước Nhật, và cũng chẳng theo một Logic nào cả. Tuy nhiên vẫn có một số điều, nếu bạn chịu khó lý giải thì vẫn có thể hiểu được.

Ảnh: blogos.com

Ví dụ như, quy định cấm ăn mì trước khi ăn súp. Vì thứ quan trọng nhất trong một bát Ramen không phải là sợi mì mà là nước dùng. Càng hầm lâu càng đạt được vị ngon chuẩn xác. Đó là kỳ công nghiên cứu và tâm huyết của người nấu đặt hết vào món ăn, vì thế ăn súp trước là điều nên làm.

Hơn thế nữa, Ramen phải ăn trong lúc còn nóng hổi. Vì vậy đừng phí thời gian vào những câu chuyện vô bổ hay chụp ảnh Check-in, mà chỉ tập trung vào bát mì trước mặt bạn thôi. Trừ việc cấm nói giọng Kansai thì các quy tắc còn lại đều xuất phát từ lòng yêu Ramen chân thành của bác chủ tiệm.

Tuy có hơi đáng sợ nhưng hương vị thì miễn bàn, đối với tôi đó còn là bát mì Ramen số 1 Nhật Bản nữa ấy chứ.

Nếu là bạn, bạn có muốn đến ăn thử một lần?

Tham khảo:

http://blog.livedoor.jp/kuropanda7/archives/42458937.html

https://twitter.com/hashtag/麺の硬さ

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: