Wagashi – Biểu tượng của bánh kẹo Nhật Bản “điêu đứng” vì… đậu đỏ mất mùa
Sau hàng loạt đợt bão lụt trên khắp nước Nhật mùa hè vừa qua, những hậu quả gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường thực phẩm đã bắt đầu xuất hiện.
Từ muối, đến bột mì rồi kem…khắp các mặt báo đều vang tin tăng giá nhiều loại thức phẩm dù được cho là ít biến động nhất thị trường.
Một trong số đó là đậu đỏ. Tiếng Nhật là Azuki ( 小豆).
Ảnh: ppin – ぐるなび
Như bạn đã biết thế giới đồ ngọt truyền thống của Nhật Bản (Wagashi) xuất hiện rất nhiều hình bóng của đậu đỏ. Như chiếc bánh yêu thích của Doraemon -Dorayaki, hay Dango và cả món bánh cá nướng dân dã Taiyaki…cũng sử dụng nhân đậu đỏ xay nhuyễn, gọi là Anko (あんこ).
Hiện nay, hơn 60 % đậu đỏ sử dụng trong món Wagashi đều là nông sản nội địa, được trồng tại vùng Tokachi, thuộc Hokkaido.
Tuy nhiên mùa hè năm nay, khí hậu thất thường, mưa bão triền miên khiến nhiều Ha đậu đỏ của người nông dân chịu ảnh hưởng, khối lượng nông sản sụt giảm nghiêm trọng so với tỷ lệ hàng năm.
Nhiều cơ sở sản xuất Wagashi chỉ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Hokkaido trở nên điêu đứng. Trước tình hình này, nhiều cửa hàng đang cân nhắc đến việc tăng giá các loại Wagashi nhân đậu đỏ.
Một số Fan của Wagashi cho biết, họ rất lo ngại vì niềm vui thưởng thức đồ ngọt sẽ không còn nguyên vẹn như trước. Tất nhiên một số cửa hàng truyền thống vẫn quyết tâm giữ vững mức giá cũ, cũng không hề có ý định giảm đi lượng đậu trong bánh, vì không muốn khách hàng của mình thất vọng.
Ảnh: 阪急阪神百貨店
Thế nhưng liệu trước tình hình bão giá và thiếu hụt trầm trọng đậu đỏ như hiện nay, ngành công nghiệp Wagashi còn lao đao, huống hồ là những doanh nghiệp nhỏ lẻ, liệu họ có giữ vững được ý niệm đó?
Giám đốc hiệp hội Wagashi Nhật Bản cho biết: “Đậu đỏ là sinh mệnh của Wagashi, vì thế không thể dễ dàng thay thế thành bất kỳ một loại đậu đỏ nào khác. Trong khi đó, đậu đỏ lại là nông sản dễ chịu ảnh hưởng bởi sự biến đổi của thời tiết, vì thế việc cần làm lúc này là mong những người nông dân tăng số lượng gieo trồng để bình ổn lại giá đậu đỏ mà thôi”.
*Nhân cơ hội bàn về đậu đỏ , cùng JAPO củng cố một chút kiến thức về món bánh cá nhân đậu đỏ -Taiyaki nhé!
Ảnh: さとふる
Về lịch sử hình thành, người ta cho rằng Taiyaki xuất hiện từ thời Meiji. “Tai” trong chữ Taiyaki lấy từ chữ “Medetai (めでたい!)” nghĩa là chúc mừng.
Về cách ăn, theo bạn bánh cá chính xác là ăn từ đầu -> đuôi, hay từ đuôi -> đầu ?
Có rất nhiều bánh cá thường không có nhân đậu ở phần đuôi. Vì vậy bắt đầu ăn từ phần đầu, cuối cùng đến đuôi, khi không còn đậu đỏ nữa thì vứt đi.
Đó là cách ăn chính xác nhé!
Nguồn tham khảo: www3.nhk.or.jp
Chee
Những chiếc bánh chỉ muốn nhìn, không nỡ ăn ở Nhật Bản
Mua đồ lưu niệm khi đi du lịch Nhật Bản : 30 món phải mua
Điểm danh các món ăn Nhật có thể nấu ngay tại nhà trong 10 phút