Vì sao Sushi thường được bán theo Set 2 miếng?
Sushi là món ăn vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản. Dù ngày nay ngày càng nhiều người yêu thích Ramen hơn, nhưng nếu nói về thực phẩm số 1 vẫn không thể vượt qua Sushi.
Ảnh https://www.olive-hitomawashi.com/column/2021/04/12-9.html
Ngoài ra những miếng Sashimi với màu sắc tươi sống đặc trưng, vừa đẹp mắt vừa ngon miệng cũng rất hấp dẫn. Thế nhưng khi ăn Sushi ở nhà hàng, đã bao giờ bạn thắc mắc:
Vì sao Sushi thường được bán theo Set 2 miếng?
Tại sao không phải 4 miếng hay 6 miếng?
Nguyên nhân do từ đếm Sushi là 貫 (kan).
Văn hóa Sushi, và Sushi nigiri như trong ảnh trên, phát triển ở thời Edo (nay là Tokyo).
Đây là hình ảnh các “nhà hàng Sushi” vào thời đó.
Ảnh https://www.cookdoor.jp/sushi/dictionary/21602_sushi_002/
Giống một hình thức “Take away” nhỉ. Chưa kể do thời đó chưa có tủ lạnh nên chủ yếu là Sushi cá ngâm nước tương thay vì cá tươi như bây giờ. Chưa hết…
Ảnh https://www.news24.jp/articles/2019/05/31/06444210.html
Sushi thời đó rất lớn, giống như cơm nắm hơn là Sushi, và được bán theo đơn vị 1 kan.
1 kan là đơn vị đo cân nặng thời Edo. 1 kan nặng tương đương 1000 đồng tiền thời này (Ichimonsen).
Xem bài viết liên quan
Khi cửa hàng Sushi băng chuyền được hiện đại hoá hết cỡ
Nhìn vào cách ăn Sushi, dự đoán tính cách của bạn
“Hoa mắt” với kỹ thuật làm Sushi đỉnh cao của đầu bếp Nhật Bản
Thế nhưng nếu lớn quá lại khó ăn, do đó người ta dùng dao làm bếp cắt làm 2 phần, và từ đó có set 2 miếng.
Nhân tiện, loại Sushi cá Hồi được người Việt rất yêu thích không có ở thời Edo. Bởi lẽ cá Hồi là từ Na Uy mà khi đó chưa có công nghệ đưa cá ngoại vào Nhật.
Sushi cá Ngừ phổ biến hơn, chủ yếu là Cá ngừ ngâm nước tương để dùng được lâu hơn.
Bạn có thể gọi Sushi theo Style Edo là 江戸前寿司 (Edomaezushi). Dù không phải dạng tươi sống như Sushi hiện tại, nhưng món Sushi cá Chình hấp hay Sushi cá ngâm giấm cũng rất đáng thử đấy.
Ảnh https://san-tatsu.jp/collects/11003/
Tất nhiên ngày nay người ta đã điều chỉnh cho phù hợp với vị giác của con người hiện đại, miếng Sushi cũng không lớn như ngày xưa nữa. Nếu có dịp đến Tokyo, đừng bỏ qua cơ hội này nhé.
Kengo Abe