Tử vong vì mắc nghẹn Mochi là thế, vì đâu người Nhật vẫn cố gắng duy trì tục lệ này hằng năm

Ảnh: seiga.nicovideo.jp

Trong những ngày đầu năm mới, cùng với những món truyền thống khác thì trên mâm cỗ người Nhật không thể thiếu một loại bánh, nó tựa như là linh hồn của đất trời gói gọn trong một hương vị được lưu truyền qua bao thế hệ.

Chỉ cần gọi tên món bánh này, là y như rằng tinh thần Nhật Bản phảng phất đâu đây – không gì khác ngoài bánh Mochi.

Nguồn: br.pinterest.com

Không rõ tự bao giờ, chỉ thấy theo một số tài liệu ghi chép lại thì bánh Mochi có mặt ở Nhật vào thời Heian khoảng (756 – 1118).

Cũng như bánh Chưng, bánh Dày của người Việt, nguyên liệu để làm bánh Mochi là gạo Nếp. Mà hạt gạo, trong tâm thức của chúng ta hay người Nhật nói riêng và người phương Đông nói chung thì đó là tinh tuý của đất trời. Là một món quà dẻo thơm mà thần linh ban tặng.

Chính vì vậy, cứ vào dịp lễ hoặc những ngày cuối của năm cũ. Người người, nhà nhà ở Nhật lại chuẩn bị nguyên liệu, quây quần bên nhau để cùng làm bánh Mochi dâng lên lễ thần cảm tạ. Hẳn như, đây không chỉ là một nét văn hoá mà còn góp phần gắn kết tình cảm gia đình.

Nguồn: agiadinh.net

Để làm ra được những chiếc Mochi theo kiểu truyền thống cần trải qua nhiều công đoạn và thực sự rất “hao sức”.

Đầu tiên, gạo nếp làm sạch đem hấp với một ít đường cát. Khi chín sẽ mang ra giã ngay, gạo nếp được giã khi đang có khói sẽ cho ra những chiếc bánh dẻo thơm ngon hơn so với nếp để nguội.

Công đoạn giã đòi hỏi công phu và phải là người lành nghề. Một người giã với tốc độ 3 nhát búa trên giây, trong khi đó có một người ngồi đảo bột. Phải thật tinh anh và linh hoạt, phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.

Nguồn: voicancook

Giã như thế cho đến khi bột sánh quyện lại, cầm lên tay thấy đước cảm giác mịn mềm. Hiện nay, nét văn hoá đó vẫn được gìn giữ. Tuy nhiên, giờ đây người mới học làm bánh cũng có thể dễ dàng mua bột Mochi bán sẵn.

Phần nhân bánh rất đa dạng. Nhân truyền thống của người Nhật là đậu đỏ đã hấp chín. Bên cạnh đó có một số loại nhân khác như đậu xanh, kem hoặc socola,…

Nguồn: br.pinterest.com

Sau đó người ta sẽ lấy một ít bột bọc với lượng nhân tương đương. Cuối cùng, tuỳ sở thích người dùng để có thể hấp hoặc nướng.

Bánh Mochi thời Edo có hình chữ nhật với tên gọi là Kaku mochi, đó là chiếc bánh của sự gắn kết xóm làng.

Chuyện kể lại rằng, vào thế kỷ 18, khi cuộc sống khó khăn, người dân trong làng thường sống tập trung trong những dãy nhà dài, họ đã cùng nhau quyên góp nguyên liệu để cùng làm một chiếc bánh lớn tế đất trời. Sau đó, bánh được chia nhỏ, cắt theo hình chữ nhật để cho mọi người cùng ăn.

Nguồn: br.pinterest.com

Ngày nay, bánh được biến tấu với nhiều dạng và màu sắc, hương vị, tên gọi khác nhau. Mỗi một loại sẽ dùng cho một dịp lễ nào đó. Có loại dùng dịp tết, có loại sẽ dành cho mùa trăng rằm,…

Ngoài ra, họ còn trang trí để thêm phần bắt mắt.

Nguồn: br.pinterest.com

Bánh Mochi chỉ dùng vào đầu năm mới thường có hình tròn chồng lên nhau như trái hồ lô với tên gọi Kagami Mochi mà chúng ta vẫn thấy.

Thông thường, đầu năm mới, ai cũng muốn được ăn ít nhất một chiếc bánh Mochi để tìm kiếm may mắn cho mình.

Nguồn: bepngot

Cũng chính vì tín ngưỡng đó nên khi ta tìm trên mạng thông tin về bánh Mochi, bên cạnh những bài viết ca ngợi về nét văn hoá đặc sắc này thì cũng có những thông tin cảnh báo về sự nguy hiểm của nó đối với người cao tuổi.

Khi ăn, theo văn hoá ẩm thực Nhật, nếu cắn chiếc bánh làm hai sẽ bất lịch sự và điềm may sẽ không trọn vẹn.

Cũng như ăn sushi, người ta sẽ bỏ cả chiếc bánh vào miệng. Nhưng đặc thù của bánh Mochi dẻo, quyện nên khó nuốt, đặc biệt với người già, dễ bị nghẹn và dẫn đến tử vong.

Điều này đã xảy ra không ít ở Nhật mỗi khi năm mới đến. Theo thống kê, năm 2012 có 2 ca tử vong và 15 người nhập viện, 2015 có 9 người không qua khỏi vì nghẹn bánh Mochi. Mới đây nhất, đầu năm 2018, cũng có 2 người chết vì ăn bánh này. Hầu hết họ đều đã già từ 70 tuổi trở lên.

 

Nguồn: baomoi

Chính quyền Nhật cũng đã cảnh báo nên cắt nhỏ bánh để ăn và nhai chậm, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều nơi, người ta vẫn ăn bánh với những quy tắc tín ngưỡng bất di bất dịch, và kéo theo đó là hiểm hoạ khôn lường.

Khi bị tắc ống thở do bánh hoặc bất cứ dị vật nào khác, người đó sẽ có dấu hiệu xanh xao, hai tay nắm chặt và đổ rất nhiều mồ hôi. Trong trường hợp đó, sẽ không đủ thời gian để đưa đến trung tâm y tế mà đòi hỏi phải có biện pháp sơ cứu tức thời.

Năm 2001, ở Nhật có trường hợp một cụ ông 70 tuổi bị nghẹn bánh Mochi, quá lo sợ, con gái ông đã dùng máy hút bụi để lấy chiếc bánh. Cũng may mắn là ông cụ được cứu sống, tuy nhiên sử dụng cách này rất nguy hiểm, có thể gây tổn thương lớn đến nạn nhân.

Ảnh: seiga.nicovideo.jp

Một vài cách sơ cứu có thể áp dụng khi bị nghẹn bánh:

-Để nạn nhân gập người tầm 45 độ, một người khác dùng tay vỗ vào phía sau lưng, phần trên của cơ thể để vật gây nghẹn văng ra ngoài.

-Hoặc có thể đứng phía sau, vòng hai tay ôm qua bụng nạn nhân rồi kéo mạnh lên trên 3 lần. Làm như vậy cũng sẽ giúp nạn nhân thông ống thở.

Một lưu ý đó là khi bị nghẹn, bạn không nên dùng tay lấy, vì như vậy chỉ đẩy thêm miếng bánh đi vào sâu hơn, dễ dẫn đến tử vong nhanh.

Chỉ cẩn bạn làm theo chỉ dẫn trên là có thể cứu sống được người bệnh, mà tốt nhất nên thực hiện đúng cảnh báo của chính quyền là có thể thưởng thức một năm mới trọn vẹn với bánh này rồi.

Mochi bao đời là một món quà tinh tuý trong văn hoá Nhật. Cầm một chiếc bánh trên tay như tất cả tâm tình người thợ gửi trọn vào bánh.

Vậy nên, hãy cứ để Mochi vẹn nguyên và tinh khiết như tâm hồn người Nhật.

Mọi người nên cẩn trọng hơn để không nghe thêm những tin đau lòng đầu năm mới liên quan đến hai chữ Mochi nữa nhé.

Koibito yo

Nhào bột làm bánh Mochi như một người nghệ sĩ!

Cùng gửi thiệp mừng năm mới

Những điều bạn chưa biết về đám cưới truyền thống của đạo Shinto

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: