Cách người Nhật đổi vận xấu thành tốt chỉ bằng cách đặt tên món ăn

 

Món khô mực, đồ nhắm không thể thiếu trên bàn nhậu của người Việt Nam. Trong tiếng Nhật, món này được gọi là あたりめ (Atarime). Ai biết tiếng Nhật chắc sẽ lấy làm lạ vì cái tên không liên quan này, thế nhưng đằng sau tên gọi có ý nghĩa riêng. Hôm nay JAPO sẽ giải thích cho các bạn.

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/86126

Thông thường người Nhật sẽ xé nhỏ khô mực thành sợi, sau đó chấm với mayonnaise.

Ảnh http://engimono.net/articles/dIvr2

Khô mực có thể được làm từ nhiều loại mực khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là mực ống スルメイカ (surume ika)

Quay trở lại với cái tên Atarime không liên quan nêu ra ở đầu bài, lý do bắt nguồn từ trò cá cược. Ngày xưa, cá cược dùng súc sắc rất được ưa chuộng ở Nhật. Với mỗi con súc sắc đổ ra sẽ được đọc là 目 (me).

Ví dụ, đổ ra 1 nút gọi là 1の目 (ichi no me), 2 nút gọi là 2の目 (ni no me).

Ảnh https://www.loft.co.jp/item_search/detail.php?id=4972825750872

Trong trường hợp thua cược, người ta sử dụng động từ する (suru). Khi nghe ai đó nói rằng “すっちゃった!” (succhata !) có nghĩa là “Thua mất tiêu rồi !”.

Từ đó, có thể suy ra する目 (surume) hay スルメ (surume) trong Katakana có nghĩa là “số súc sắc thua cuộc”, hay vận xấu. Ngược lại số súc sắc thắng cuộc sẽ là 当たる目 (atarume) hay あたりめ (atarime), có nghĩa là vận tốt.

Món khô mực làm từ スルメイカ (surume ika) từ đó được đổi thành Atarime cũng từ sự mê tín này.

Nếu bạn đang cá cược cái gì đó, có thể nhắm nháp chút khô mực cùng với rượu Nhật, biết đâu có thể chuyển bại thành thắng.

Kengo Abe

Phá cách đầy ngoạn mục tại lễ trao giải Nobel, không chỉ thành tựu mà nhà khoa học Nhật Bản còn gây chú ý vì điều này

Quy trình chuẩn mực khi đến thăm nhà người Nhật, tránh bị xem là vô lễ không cố ý

Ngoài ‘Oishii’: 10 từ ngon hơn để miêu tả món ăn bằng tiếng Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: