Đi Nhật nên chuẩn bị những gì?

Lần đầu sang Nhật, có lẽ không ai tránh khỏi bỡ ngỡ là sẽ mua gì mang theo. Dù đi theo diện du học hay kỹ sư, thực tập sinh thì mức giới hạn cân nặng hành lý là từ 30~40 kg, do vậy, chúng ta nên mang gì và mang bao nhiêu cho phù hợp nhất để có thể sống đủ ở một nước hoàn toàn xa lạ những ngày mới sang luôn là trăn trở cho không ít người.

Dưới đây vn.japo.news chúng tôi sẽ tổng hợp lại kinh nghiệm của rất nhiều người Việt đã sang Nhật thành một bài viết, hy vọng sẽ giúp ích được cho những người đi sau này một cách thiết thực nhất.

Đầu tiên là tiền

ttxvn_dongyenẢnh minh họa

 Nhiều người nghĩ, khi sang nước ngoài, mang theo tiền đô là an tâm nhất, vì ở đâu tiền đô cũng dùng được. Điều đó đúng, nhưng tốt hơn hết bạn nên đổi sang tiền Yên Nhật để cho dễ chi tiêu. Nếu bạn mang tiền đô theo, qua đó bạn cũng phải đổi sang tiền Yên mới dùng được, tại người Nhật cũng ít trao đổi mua bán nhỏ bằng tiền đô. Những người qua bằng học bổng thì không cần phải mang nhiều tiền, vì qua mấy ngày là bạn sẽ nhận được tiền học bổng. Nếu là thực tập sinh bạn cũng vậy, không cần mang nhiều, vì qua bạn cũng sẽ được phát một số tiền nhất định, khoảng 5 man. Nhìn chung, mới sang nên mang theo khoảng 5 đến 10 man yên, tương đương 500 USD đến 1000 USD.

Các vật dụng cá nhân 
Quần áo 

1363347773-3Ảnh minh họa

Các bạn nên mang theo quần áo đầy đủ cho cả 4 mùa, xuân, hạ, thu, đông. Nhiều người lo lắng mua thật nhiều quần áo mùa đông mang sang, nhưng thực tế khí hậu Nhật lạnh hơn nhiều so với cái lạnh của miền Bắc Việt Nam, nên một số áo mang qua sẽ không đủ ấm. Vậy nên tốt nhất bạn chỉ nên mang vừa phải, sau khi qua thì đi mua thêm vài cái bên Nhật mặc cho ấm. Quần áo lạnh bên Nhật cũng không đắt lắm nên các bạn đừng lo nhé, giá chỉ nhỉnh hơn gấp rưỡi mà rất tốt.

Đối với những bạn đi học thì mang thêm 2 bộ vét cho mùa đông và cả mùa hè để dùng cho những dịp tết, khai giảng, bế giảng năm học hoặc đi xin việc. Các bạn nữ thì có thể mang theo áo dài Việt Nam. Bạn sẽ thật sự nổi bật nếu mặc quần áo truyền thống trên đất Nhật.

Vớ ( tất) thì bạn không cần phải mua nhiều, chỉ cần mang vài đôi là đủ, vì ở các cửa hàng trăm yên có bán nhiều, mà lại ấm hơn.

Giầy dép

Việc đi bộ ở Nhật là thường xuyên, nên bạn nhớ mang theo cho mình ít nhất một đôi dép và một đôi giầy thể thao sang bên đó nhé.

Thuốc uống 

thuoc-tri-thoai-hoa-cot-song-khong-phai-loai-nao-cung-totẢnh minh họa

Khi sang, chưa biết mua thuốc ở đâu và mua như thế nào nên tốt nhất bạn hãy chuẩn bị những loại thuốc cơ bản như đau đầu, đau bụng, đi ngoài, cảm, sốt theo nhé.

Nếu được bạn hãy mang theo một chai dầu gió nữa thì tốt.

Thức ăn

cach_an_mi_an_lien_de_khong_bi_nong_trong_nguoi_1Ảnh minh họa

Đồ ăn Nhật ban đầu bạn sẽ chưa quen lắm, nên tốt nhất khi đi bạn nên mang theo ít đồ ăn Việt được chế biến dưới dạng khô như mì tôm, bánh đa nem, khô cá lóc, cá biển, ruốc ( chà bông), rồi các gia vị nấu nướng như ớt, tiêu, hành khô, tỏi, mắm bên đó giờ cũng có bán đại trà nên bạn chỉ cần mang 1, 2 chai đi là vừa, thiếu thì sau này đặt mua Takuhaibin.

Tuy nhiên khi gói hàng những đồ chất lỏng bạn phải thật kỹ, gói bằng băng keo, giấy bạc cẩn thận, không sẽ ảnh hưởng đến nhứng món hàng khác bạn mang theo, hoặc gặp rắc rối khi làm thủ tục hải quan.

Máy tính và đồ điện tử

Bên Nhật đồ điện tử cũ rất nhiều nào là từ máy tính đến điện thoại, nếu bạn nào chưa có thì đợi sang bên đó mua luôn, còn nếu bạn nào có rồi muốn sang có cái dùng ngay thì mang theo không thì để lại cho người nhà sử dụng cũng được, máy bên đó cũng rẻ khoảng hơn 1 man là bạn có thể mua được một cái.

Những dụng cụ khác

– Bạn nên mang theo nhiều tấm ảnh 3 x 4 và 4 x 6 để khi mới sang sẽ làm nhiều loại giấy tờ, đầu tiên sẽ là thẻ ngoại kiều. Hoặc bạn chụp rồi lưu trên USB mang sang bên Nhật lúc nào cần thì dùng.

– Bút, viết, tập bên Nhật ở Shop 100 yên có nhiều, nên bạn không cần mang cho nặng hành lý.
– Các vật dùng như bát đũa cũng không cần mang, dầu gội thì mang khoảng 1 chai là được, qua đó hết mua, chứ mang nhiều không dùng tới dễ hết hạn sử dụng, gội sẽ bị gàu.

– Nhớ không được làm thất lạc các giấy tờ tùy thân như vé máy bay, passport… Về từ điển, chỉ nên mang các cuốn từ điển bỏ túi, hạn chế những cuốn giấy lớn, để không gian chứa những thứ khác có ích hơn.

– Bạn không cần phải mang cuốn từ điển làm gì cho nặng hành lý, với lại giờ mọi người học tiếng Nhật ít dùng từ điển sách, có thể tải từ điển về điện thoại học tiện lợi hơn.

Giấy tờ cần thiết

Nếu quên hộ chiếu và vé may bay thì bạn không thể qua Nhật được rồi nên có lẽ sẽ không bạn nào quên được đâu nhỉ? Trước khi đi thì nghiệp đoàn cũng có kiểm tra trước cho mấy bạn rồi.

Các loại giấy tờ khác để chứng minh nhân thân ở Việt Nam như CMND, bằng lái xe, học bạ, giấy khai sinh, cũng không cần mang, nhờ cha mẹ, anh chị ở nhà giữ dùm để không bị thất lạc khi về nước. Nếu cần sau này bạn nhờ gia đình chụp hình gửi qua cũng được.

Chuẩn bị tinh thần :

– Kiến thức: để có thể làm việc và học tập ở Nhật tốt bạn phải hiểu văn hóa Nhật, cái nữa là tiếng Nhật, hai thứ này rất quan trọng khi bạn sang Nhật.
for_hinhanh_12Ảnh minh họa

– Tình thần: qua là để mong có một tương lai tươi sáng hơn, nên sẽ gặp nhiều khó khăn, phải biết chấp nhận những khó khăn đó thì bạn mới trưởng thành hơn, sau này về mới tốt được. Xác định qua là sẽ rất buồn đó vậy nên bạn phải quyết tâm chịu đựng.

Hành lý xách tay và hành lý gửi:
Hành lý xách tay không được quá 7kg nhé các bạn, đừng cố mang thêm mà gây ra nhiều rắc rối cho chuyến đi.

Hành lý ký gửi là dưới 40kg nhưng các bạn cũng đừng vượt quá, mà chỉ nên mang theo khoảng 37kg để trừ hao sai lệch, lúc ra sân bay rồi, mất thời gian cân hành lý là không nên.

Những thứ quan trọng và dễ vỡ như máy tính… v.v.. hãy cho vào hành lý xách tay. Còn hành lý gửi thì nên nắm rõ từng phần là gì. Ví dụ bạn có được ai gửi 1 bọc kín thì cũng nên mở ra xem để nếu qua sân bay bị hỏi còn có thể trả lời và cũng là 1 cách chắc chắn đồ gửi không vô tình vi phạm vào hàng cấm.

– Chuẩn bị sẵn hộ chiếu chứa visa, vé máy bay để làm thủ tục lên máy bay kịp thời. Bạn nên để sẵn một cây viết đen ở ngoài để điền các giấy tờ cần thiết. Các bạn nên ghi sẵn địa chỉ cụ thể của nơi đến, nơi làm việc (trường học công ty) để đỡ lúng túng khi làm thủ tục nhập cảnh.

Takahashi

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: