Mua và sử dụng điện thoại ở Nhật

Nếu bạn ở Nhật trong thời gian ngắn có lẽ mua Sim trả trước là hợp lý nhất.

Nhưng nếu ở 2 năm, 3 năm, 5 năm thì chọn gói sử dụng Sim như thế nào và tiến hành ra sao?

Dưới đây vn.japo.news xin hướng dẫn bạn một vài kiến thức cơ bản để bạn có thể dễ dàng có được một công cụ liên lạc tiện ích khi ở Nhật.

1. Cả SIM và điện thoại

1

Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Hầu hết các hãng điện thoại của Nhật đều bán cả SIM lẫn điện thoại trong cùng một Set.

Chính vì tiến hành hợp đồng kiểu này mà điện thoại được giảm giá rất nhiều, bạn không cần phải bỏ ra một số tiền lớn để có thể sở hữu được những chiếc điện thoại mới nhất, thời thượng nhất.

2. Các nhà mạng viễn thông lớn ở Nhật

2

Ở Nhật, 3 ông lớn ngành viễn thông được biết đến rộng rãi là NTT docomo, Au, Softbank.

Đây là những công ty có ưu điểm về chất lượng đường truyền, giá cước, các chương trình khuyến mãi và phân phối nhiều nhãn hiệu điện thoại.

Nếu bạn thích Iphone thì bạn chỉ có thể chọn 2 nhà mạng là AU và Softbank, còn nếu bạn muốn đường truyền tối ưu, phủ sóng rộng khắp mà không dùng Iphone thì bạn chọn nhà mạng NTT docomo.

3. Cước điện thoại

3

Hầu hết các gói cước cơ bản 4G/LTE của các nhà mạng có giá tiền gần như nhau khoảng từ 6000 yên đến 7000 yên /một tháng nếu không gọi ngoại mạng nhiều, trong đó bao gồm các loại tiền như:

  • Tiền cước cố định hàng tháng
  • Tiền trả góp điện thoại ( “0” đồng nếu chọn hợp đồng 2 năm)
  • Tiền cước điện thoại, tin nhắn phát sinh
  • Cước truy cập internet( không giới hạn dung lượng)
  • Tiền dịch vụ kèm theo( bảo hiểm Apple)

Bên cạnh đó, các nhà mạng còn có nhiều khuyến mãi để khích lệ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình như: khuyến mãi dành cho học sinh, sinh viên, thường vào đầu tháng 4, tháng nhập học, rồi khuyến mãi khi chuyển nhà mạng ( có thể được 1000 yên mỗi tháng). Ngoài Docomo, 2 nhà mạng lớn còn lại là AU và Softbank có khuyến mãi gọi nội mạng miễn phí từ 1:00 giờ đến 21:00 nên bạn không còn phải lo về cước phí.

Ngày nay mạng xã hội phát triển, bạn có thể chọn kênh liên lạc bằng Viber, Line, Zalo, facebook nên tiền điện thoại cũng tiết kiệm đi rất nhiều.

4. Chuyển mạng, cắt hợp đồng

Thông thường hợp đồng của bạn sẽ có giá trị trọng 2 năm.

Nếu bạn sử dụng hết 2 năm, bạn muốn chuyển nhà mạng thì trong tháng cuối cùng bạn phải chủ động liên lạc với nhà mạng để thông báo cắt, nếu không hợp đồng sẽ tự gia hạn.

Nếu bạn cắt hợp đồng khi chưa được 6 tháng bạn sẽ phải bồi thường số tiền 21000 đến 26000 yên và bị đưa vào danh sách đen.

Nếu dùng trên 6 tháng, bạn muốn cắt hợp đồng thì chỉ phải đóng 9500 yên, chưa thuế cho nhà mạng.

Lý do cắt hợp đồng hay chuyển mạng:

  • Hết thời gian khuyến mãi cho học sinh sinh viên, giá cước tăng lên, vẫn giữ số cũ, chuyển qua nhà mạng khác để được hưởng tiếp chế độ khuyến mãi.
  • Về nước trong thời gian dài hoặc không quay lại nữa, khi này bạn nên tiến hành cắt hợp đồng đầy đủ, nếu không khi bạn quay lại, tiền cước của bạn vẫn được tính tích lũy, sẽ bị truy thu con số rất khổng lồ. Vậy nên hãy để ý nhé.
  • Hết hạn hợp đồng 2 năm, cắt hợp đồng không bị phạt gì mà khi chuyển sang nhà mạng mới lại được nhiều khuyến mãi.

5. Giấy tờ cần thiết?

Để sở hữu một chiếc điện thoại có đăng ký thuê bao tại Nhật bạn cần phải có các loại giấy tờ sau:

– Hộ chiếu

– Thẻ ngoại kiều (thẻ lưu trú) (thẻ bạn được cấp ở sân bay khi nhập cảnh)

– Thẻ ATM ngân hàng ở Nhật hoặc thẻ tín dụng (để trừ tiền cước hằng tháng)

4

Nếu bạn không muốn trừ tiền trong thẻ thì có thể đi đóng trực tiếp tại các đại lý của nhà mạng hay tại các cửa hàng tiện lợi Konbini.

Tuy nhiên như vậy sẽ không tiện lắm vì bạn lại phải tốn tiền đi lại, cách tốt nhất là bạn chọn phương án trừ tiền trong tài khoản ngân hàng của mình.

Chú ý ở Nhật, tuổi trưởng thành là từ 20 tuổi trở lên, cho nên bạn sẽ không thể đứng ký tên ở bất kỳ giấy tờ nào, trong trường hợp này nên nhờ người quen trên 20 tuổi đi cùng để ký xác nhận với tư cách là người bảo hộ.

6. Sim Lock

Điện thoại ở Nhật hầu như là điện thoại Sim lock, tức là dù có mang về Việt Nam bạn cũng không sử dụng nghe nói được, ngoại trừ một số dòng của Docomo như Sony, Samsung.

Nếu vậy bạn hãy vào website này, trong đây có hẳn tiếng Việt để phục vụ những người Việt không nói giỏi tiếng Nhật.

https://gtn-mobile.com/vn/

Bạn có thể hỏi bằng tiếng Việt trong mục chăm sóc khách hàng của website.

Tại đây có bán SIM riêng khác với 3 hãng lớn như được kể phía trên, do vậy sau khi mua SIM tại đây, bạn phải mua điện thoại ở ngoài gắn vào hoặc bạn có thể dùng điện thoại mang từ Việt Nam sang cũng được.

Chúc các bạn có một cuộc sống thoải mái tại Nhật nhé!

Kengo Abe

1

5 cách kết nối Wifi miễn phí ở Nhật Bản

Nhật Bản thử nghiệm mạng 5G nhanh như cáp quang

Nên dùng mạng điện thoại nào tại Nhật Bản

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: