Cuộc sống nhiều vất vả của một tu nghiệp sinh tại Nhật

Để có được đồng tiền trang trải cho mình, tiền gửi về cho bố mẹ trả nợ, những người con xa xứ phải đánh đổi biết bao điều…

Dưới đây là chia sẻ của một bạn trẻ Việt Nam làm việc tại Nhật. Khác với tưởng tượng về cảnh sung sướng của nhiều người khi nói về chuyện đi nước ngoài, bạn trẻ cho biết, mình phải lao động cật lực mới có được cuộc sống “tạm ổn”:

“Nói thật là Nhật Bản nhà em đây ạ. Ở nhà cứ thấy tiền gửi về là bảo bên ấy sướng lắm. Chắc chắn, khái niệm đi-nước-ngoài hay là đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhiều người nghe đến là xuýt xoa thích lắm, vì cho rằng đi đến các nước khác là được đi đây đi đó nhiều, cuộc sống sẽ sung sướng hơn, thu nhập cao hơn ở Việt Nam. Nhưng mấy ai biết được, để có được một cuộc sống được gọi là tạm-ổn-định rồi để có được đồng tiền trang trải cho mình, gửi về nhà trả nợ Ngân Hàng chồng chất cho bố mẹ, những con người xa xứ phải đánh đổi biết bao nhiêu.

13412960_1075213665848795_1093133562681749449_n_121721406Làm việc cật lực, về đến nhà chỉ muốn ngủ.

Họ phải trải qua những ngày cay đắng của cuộc đời như một chiếc máy. Đi làm, ăn, ngủ. Bất đồng ngôn ngữ, bất đồng phong tục tập quán, ngoài ra, họ còn bị người dân bản địa kỳ thị. Đến cả ăn cũng không hợp. Chưa kể đến chuyện đi làm thì bị người này người khác chèn ép, mắng chửi không biết kêu ai. Rồi khi ốm đau, bệnh tật một thân 1 mình khổ sở. Thèm một bữa cơm cà mẹ nấu hay cốc nước chè cha om. Muốn nhìn thấy nụ cười hay lau giọt nước mắt cho người thương nhưng cũng đâu thể. Cuộc sống chật vật, tình cảm thiếu thốn, nhiều khi còn dẫn họ đến những nơi tệ nạn, hao phí đồng tiền mồ hôi nước mắt mình làm ra, lại còn tổn hại đến bản thân…”
Cư dân mạng đã đưa ra nhiều ý kiến trái chiều đưa ra khi đọc chia sẻ trên. Bạn Nguyễn Phạm Hoàng Trung bình luận: “Làm quá! Mình cũng đang sinh sống và làm việc ở Nhật. Mình thấy đây là do ăn ở bừa bãi, không có ý thức dọn dẹp, chứ làm ở đâu mà không cực, không khổ? Nói thật, nhà cửa và mọi sinh hoạt đều tốt hơn hẳn so với những bạn sinh viên ở Việt Nam. Đừng than van nữa”.

nu-lao-dong-xuat-khau-nhat-ban_121722379Ngày càng nhiều bạn trẻ chọn con đường đến Nhật để làm việc (Ảnh minh họa)

Cũng có ý kiến đồng tình, cho rằng làm việc ở Nhật rất vất vả. “Đợt sang đấy công tác, đúng Halloween, mấy anh em ra ga uống rượu, gặp được mấy chú học sinh Việt Nam. Anh em đồng hương nhâm nhi tí rượu, bọn nó bảo ngày cày mười mấy tiếng, ở Tokyo thì 180 nghìn/1 giờ, ở các thành phố khác chỉ có 150 nghìn.

Đêm làm ngày ngủ được mấy tiếng, trưa đi làm tiếp. Ông nào cũng tóp hết cả má, mắt thì như Panda. Bản thân đội mình đi học tập huấn thôi mà cũng phải tranh thủ từng phút, chỉ đi bộ và đi tàu, tranh thủ lúc đi bộ ra ga thì ăn vội 2 nắm cơm rong biển 20 nghìn, nhiều khi vừa chạy vừa ăn không lỡ tàu. Nói chung là điều kiện vật chất hơn Việt Nam nhiều nhưng chi phí khá đắt đỏ. Để vừa làm, vừa chi phí lại có tiền gửi về mỗi tháng 10-20 triệu thì mấy bác lao động đúng là không thấy mặt trời luôn”, bạn Hà Hoàng viết.
Nguyễn Nam đồng tình: “Hiện tại em đang là đu học sinh bên Nhật. Thực sự thì cuộc sống ở đây cũng rất vất vả, để kiếm đc đồng tiền nuôi bản thân là hạnh phúc lắm rồi, chưa nói đến chuyện gửi về. Ngày nắng cũng như ngày mưa đều phải đi làm bục mặt ra. Cuộc sống khó khăn phải biết cân đối với việc làm và việc học.

May mà chỗ e làm mọi người đều dễ tính, không kì thị ng nước ngoài. Giờ thì e rất thèm đồ ăn Việt Nam, những món cơm mẹ nấu nữa. Đồ ăn ở đây không phải không ngon mà không hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Ở đây chỉ có cắm đầu vào ăn, học, làm. Ngoài ra chả có gì chơi cả …”
Bạn Yến Chi thì cho rằng, làm ở đâu cũng khổ như nhau. “Chưa từng nghĩ đi nước ngoài là sướng, lường trước hầu hết khó khăn mà khi trải qua còn thấy loay hoay nữa là… Có những cái khổ khó mà gọi tên. Nói chung, người ta đã nói “đất khách quê người”, chả riêng Nhật, đi ra nước ngoài nói chung là giống nhau.

Nó tương tự như nông thôn lên tỉnh, miền núi xuống miền xuôi, như thành phố về miền quê, như Nam vào Bắc, như Bắc vào Nam ý, lạ nước lạ cái, phép vua thua lệ làng. Nhưng ra nước ngoài là mức độ gấp 10, gấp 20 lần vì ngôn ngữ, vì phong tục, vì tình vì tiền…

Bạn giàu có, bạn ít lo, bạn đi đâu cũng đỡ khổ hơn những người ít tiền, nhưng có khổ, muốn sướng chỉ có trong vòng tay bố mẹ thôi. Còn khi bạn ít tiền, bạn xác định vất vả, vất vả để mà vươn lên, rõ ràng bạn sẽ nhận lại xứng đáng những gì bạn bỏ ra thôi”, Yến viết.
Đa phần các ý kiến đều cho rằng, làm nhiều thì nhận về xứng đáng. Cuộc sống khó khăn, vất vả là đương nhiên nhưng nếu quyết tâm, mọi thứ rồi sẽ qua.

(Nguồn Phunuonline)

1

Quá trình du học Nhật Bản khổ cực của một du học sinh Việt

Trải nghiệm những “góc khuất” của Nhật Bản qua lăng kính một du học sinh Việt Nam

Nên đi du học hay xuất khẩu lao động tại Nhật Bản?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: