Vì sao ở Nhật Bản trồng rất nhiều quả hồng trước nhà nhưng lại không ăn?
Mùa Thu cũng là mùa của trái hồng. Trong tiếng Nhật trái hồng gọi là “kaki” và vào khoảng cuối tháng 9 hồng bắt đầu chín rộ khắp núi đồi. Trái hồng Nhật Bản thường không có hạt, rất ngọt và to.
Quả Kaki vuông
Thường thì ở Nhật, các khu nhà có thể trồng được cây hồng chỉ thuộc ở vùng nông thôn, vì thành thị không có đất để trồng loại cây này.
Mỗi năm vào mùa thu, trái kaki nặng trĩu quả ở các ngôi làng, chín vàng cả một vùng trông thật thích mắt.
Nhưng nếu vào giữa độ tháng 10 bạn sẽ thấy khung cảnh “hoang tàn” nơi đây khi những trái hồng rụng gần hết mà không ai hái ăn. Bạn có biết tại sao không?
Thứ nhất, là người Nhật Bản rất coi trọng sức khỏe của họ nên không ăn những thực phẩm chưa qua kiểm định, nhưng việc kiểm định lại khá phiền phức cho nên kaki bị bỏ phí là điều đương nhiên rồi.
Thứ hai, Ở miền quê thường trồng là quả hồng chát Shibui kaki (hình dáng trông giống như quả hồng xiêm, còn hồng ngọt Amai kaki thì hình vuông) nên kén người thích ăn.
Trái Kaki chát
Mặt khác, hầu hết làng quê nông thôn Nhật Bản không còn những người trẻ tuổi để leo lên cây hái quả nữa, đại bộ phận dân ở đây thuộc dân số già và hết độ tuổi lao động, người lao động trẻ bỏ nghề nông lên thành thị lập nghiệp, tạo nên sự mất cân bằng dân số ở thành thị và nông thôn.
Vậy tại sao họ không thu hoạch để bán, kinh doanh kiếm lời? Vì ở đất nước Mặt trời mọc muốn bán bất cứ món hàng nào bạn cũng phải xin giấy phép từ chính phủ, vì vậy chỉ với một số lượng Kaki như thế thì thật phiền phức đúng không nào?
Khi đi dọc các con đường làng, chúng ta sẽ thấy những quả hồng được nhặt để vào một rổ đầy, đặt ở trước nhà với tấm bảng đề chữ “mời ăn”, do vậy bọn trẻ trong làng và những du khách đến đây vô tình được ăn hồng miễn phí.
Phần quả còn thừa trên cây dành cho những chú chim no nê đánh chén.
Một món ăn rất ngon làm từ quả hồng rất được ưa chuộng chính là quả hồng mang đi sấy khô. Ăn rất ngọt và thanh, lại giòn giòn trong miệng, được biết đến là loại đặc sản của đất nước này.
Ở Việt Nam tại Đà Lạt cũng đang áp dụng quy trình làm hồng khô từ Nhật Bản, chất lượng cũng không kém hơn là bao nhiêu, nếu chưa có dịp sang Nhật thì bạn có thể dùng thử hồng sấy Đà Lạt xem mùi vị như thế nào nhé.
Chisai Yuki
13 món ngon khó cưỡng của Nhật Bản