Môi trường công sở khắc nghiệt ở Nhật Bản qua con mắt những người trong cuộc
James Kenneth là một người Mỹ năm nay đã 35 tuổi. 5 năm trước, khi đang có một công việc khá tốt trong công ty tài chính ở Mỹ, anh bỏ việc và đi du lịch đến Nhật khoảng 1 tháng.
Sau 1 tháng ở đây, anh cũng thấy thích Nhật và muốn tìm hiểu nhiều hơn về cuộc sống nơi này. Và rồi anh đã trở lại Nhật dài hạn bằng công việc dạy tiếng Anh cho học sinh một số trường phổ thông.
Công việc dạy tiếng Anh ở Nhật mang đến cho anh mức thu nhập tạm ổn nhưng bản chất công việc khá nhàm chán từ ngày này qua tháng khác. Anh quyết định mình sẽ đi làm việc ở công ty để hiểu hơn về các doanh nghiệp Nhật.
Nhiều lần đi lại phỏng vấn cuối cùng anh tìm được việc tại một công ty ở ngay trung tâm Tokyo. Khỏi cần phải nói, James đã vô cùng hài lòng. Anh từng nghĩ dạy học là công việc tồi tệ nhất ở Nhật nhưng khi anh đi làm, anh đã nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình.
Anh thích công ty ngay từ lần đầu tiên anh đến để phỏng vấn. Công ty ở trung tâm sầm uất nhưng nằm ngay cạnh công viên thoáng mát. Từ phòng làm việc của anh có cửa sổ nhìn ra ngoài bầu trời với hàng cây xanh mướt. Trên giấy tờ, lương của anh rất cao, anh vô cùng phấn khởi, sắm liền mấy bộ vest đẹp để mặc đi làm
Nhưng tất cả những câu chuyện lãng mạn chỉ dừng lại ở đó. Anh cảm thấy ngột ngạt ngay từ ngày làm việc đầu tiên. Tại nơi làm việc, anh được xếp ngồi chung với 2 người đồng nghiệp nữ tuổi khoảng ngoài 40, trong đó có một người là quản lý trực tiếp của anh.
Người nữ nhân viên đồng cấp ngồi trước mặt, rồi đến anh và sau lưng anh là quản lý trực tiếp. Bầu không khí của ngày đi làm đầu tiên trôi qua lặng lẽ, im lìm. Quản lý của anh chỉ nói khi cần và không có bất kỳ lời bông đùa hỏi han nào ngoài công việc.
Bữa trưa đến, anh cố gắng phá tan bầu không khí im lặng bằng cách lên tiếng trước: “Chúng ta sẽ ăn gì trưa nay nhỉ?”
Không ai trả lời anh.
Anh nói tiếp: “Có thể chúng ta sẽ gọi pizza ăn cùng với nhau chăng”
Không ai trả lời anh.
“Tôi thích pizza hải sản có nhiều phomai, tôi thích gọi thêm chút mì Ý nữa”.
Tất cả vẫn chìm trong im lặng. 10 phút sau, quản lý của anh mới lên tiếng: “Tôi mua cơm hộp rồi”. Và cô ấy cũng không nói gì hơn, lại tiếp tục gõ máy. Người đồng cấp của anh lên tiếng: “Tôi cũng thế”.
Anh người Mỹ nói: “Vậy ngày mai chúng ta có thể gọi đồ về ăn chung bữa trưa được không?”. Quản lý của anh tiếp lời: “Mai tôi phải làm việc” và cô ấy lại tiếp tục gõ máy.
Và không khí làm việc cứ tiếp tục chìm trong im lặng như vậy hết ngày này qua tháng khác. Đến giờ về, trên giấy tờ là 5h30 chiều, nhưng không một ai đứng lên. Anh thấy quản lý của mình chưa đứng lên nên cũng không dám đứng lên về. Và suốt nhiều ngày sau đó, anh chỉ có thể ra khỏi công ty của mình sớm nhất là 8h30 tối. Sau 8 tháng anh xin nghỉ việc.
John Henry đến Nhật bằng công việc của nhân viên một tổ chức NGO quốc tế. Anh chuyển khỏi đó không lâu bởi mức lương không hấp dẫn. Anh tìm được việc trong một tập đoàn lớn của Nhật. Cuộc sống đi làm tại Nhật của anh thực sự bắt đầu. Cho đến bây giờ khi đã rời công ty đó được 2 năm, anh vẫn nhớ như in ánh mắt nhìn chòng chọc của mọi người vào anh khi anh rời văn phòng công ty lúc 7h tối.
Văn phòng của anh rất lớn, mọi người ngồi chung trong một căn phòng rộng, không ai ngồi phỏng riêng kể cả sếp. Vì công ty có bộ phận giao dịch quốc tế nên mọi người thường phải gọi điện ra nước ngoài nói chuyện. Nhưng kỳ lạ thay là không ai làm việc đó trong phòng riêng mà đều làm việc đó giữa phòng và nhiều khi cảm tưởng như luôn có thể nghe thấy cuộc nói chuyện của người khác.
Cảm tưởng như đông đúc vậy nhưng hiếm khi đồng nghiệp có bất kỳ lời bông đùa nào với nhau ngoài công việc, tất cả đều chăm chú vào việc của mình. Và nếu anh có là người rời văn phòng sớm hơn phần đông trong số họ, anh có thể cảm nhận thấy ánh nhìn sắc lạnh của họ chiếu vào anh.
Bữa trưa một ngày nọ, anh mang theo hộp cơm đến khu ngồi ăn để ăn chung với các bạn đồng nghiệp người Nhật. Vì không có bàn nên ai cũng phải đặt hộp cơm lên đùi. Những người đồng nghiệp khác cũng làm tương tự.
Anh đồng nghiệp người Đức nói bằng tiếng Anh: “Xin chào, tên tôi là Stephen, rất vui được gặp mọi người.” Những đồng nghiệp khác cũng trả lời. Và một bạn Nhật hỏi: “Bạn có nói được tiếng Nhật không?” Stephen trả lời: “Có chứ, tôi thi được chứng chỉ N2 mà”.
Rồi một cậu hỏi: “Thế ở đây ai đã có bạn gái rồi nào?” Cả đám cười ồ lên rồi vài người nói: “Tôi chả biết nói sao nữa, chả biết nên nói có hay nói không”. Vài đồng nghiệp nước ngoài khoe ảnh cô gái gần nhất mà anh ta đã hẹn hò còn các đồng nghiệp Nhật cúi xuống cắm cúi ăn. Câu chuyện bữa trưa như vậy đã kết thúc.
7 đặc điểm của môi trường doanh nghiệp Nhật
Hãy luôn luôn chuẩn bị tinh thần làm thêm giờ bất kỳ lúc nào. Đừng bao giờ nghĩ đến cân bằng giữa công việc và cuộc sống khi bạn ở Nhật. Theo hợp đồng lao động, bạn sẽ phải làm việc 40 tiếng/tuần tức là 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên trên thực tế, cứ mỗi khi 5h chiều thì các sếp sẽ tự tắt đồng hồ tính giờ và yêu cầu bạn làm việc cho đến khi nào xong thì về mà bạn không được trả thêm một xu nào.
Ngoại trừ một số ít trường hợp, còn lại hãy quên đi việc có những không gian riêng tư. Hãy quen với việc xung quanh luôn có rất nhiều đồng nghiệp bạn cố gắng lờ đi và họ cũng cố gắng lờ bạn đi mà thực tế bạn cũng không lờ được họ và họ cũng không hề rời mắt khỏi bạn. Dù bạn thở mạnh hay ngoáy mũi thì họ cũng sẽ nhớ cả giờ bạn làm điều đó. Hoặc nếu bạn có đi vệ sinh nhiều họ cũng đếm được bạn đi bao nhiêu lần.
Bạn có phải là người thích giao tiếp không? Trong tuần đầu tiên, đồng nghiệp của bạn sẽ cực kỳ cởi mở. Tuy nhiên, sau những chào hỏi ban đầu thì tất cả khoảng thời gian làm việc còn lại của bạn, bạn sẽ chỉ cảm thấy mình như đang nói chuyện và làm việc với những bức tường.
Sếp và đồng nghiệp sẽ đến với bạn nhưng không phải để chia sẻ bất kỳ khó khăn nào mà chỉ để giao việc và giao việc. Đầu tiên bạn thấy công việc cũng ổn, bạn có thể hoàn thành được. Thế nhưng sau đó việc cứ dồn đống lên đến nỗi bạn sẽ thấy bạn có làm việc 100 tiếng/tuần cũng không xong. Nhiều khi bạn sẽ có cảm giác muốn cầm dao tấn công mấy người cứ mang giấy tờ giao việc đến bàn của bạn.
Nhân viên xuất sắc? Nếu bạn có thành tích vượt trội, sếp và đồng nghiệp của bạn sẽ không thích đâu. Đừng cố gắng thể hiện ra như vậy. Thế nhưng nếu bạn không hoàn thành phần lớn các công việc được giao, bạn sẽ bị coi như “người khùng” nếu rời công ty trước nửa đêm.
Khi mùa cúm đến, bạn sẽ nhìn thấy xung quanh mình đầy người đeo khẩu trang, lúc này sẽ cảm thấy khó nhận ra đồng nghiệp lắm. Đừng mơ rằng bạn có thể nghỉ việc với lý do bị ốm, trừ khi bạn sắp chết, còn nếu như bạn chưa chết, hãy luôn nghĩ rằng mình sẽ phải bê cả giường bệnh đến công ty rồi sếp sẽ nhét cho bạn cái gối để dựng thẳng lưng mà làm cho đến khi quỵ vì việc.
Bạn thích thăng tiến thích được thưởng ư? Bạn cũng hy vọng rằng mình sẽ được tăng lương. Chuyện đó cũng không dễ xảy ra đâu, có thể 10 năm nữa mức lương của bạn vẫn như bây giờ.
(Nguồn cafebiz)
Đằng sau ánh hào quang của đất nước Nhật Bản đương đại
Nghệ thuật “ngủ mà không ngủ” của người Nhật Bản gây kinh ngạc cho cả thế giới