Các loại trà hảo hạng ở Nhật Bản

Trà không chỉ là một thức uống làm người ta yêu thích bởi vị thanh nhã mà còn là một phần quan trọng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Có rất nhiều loại trà phổ biến rộng rãi và được tiêu thụ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Nhắc đến trà ở xứ sở Phù Tang, không thể không nghĩ đến trà xanh, một loại tiêu biểu nhất trong các loại trà, thức uống không thể thiếu trong mỗi gia đình. Một số nơi trồng trà nổi tiếng như Shizuoka, Kagoshima hay Uji.

shizuoka4Núi Fuji và cánh đồng trà ở Shizuoka

Trà ở Shizuaka là loại rất thượng hạng, vì hời tiết mưa thuận gió hòa nơi đây là nơi lý tưởng để trồng loại cây này, trà non được thu hoạch vào đầu tháng 5, nhờ vậy lá trà có màu xanh rất đẹp. Người Nhật thường có câu nói đùa: “Nếu sống ở Shizuoka bạn sẽ không bao giờ chết vì ung thư”.

xsan-xuat-matcha-jpg-pagespeed-ic-ruvvvyknnpTrà được trồng với số lượng lớn và sản xuất ra hàng nghìn tấn trà 1 năm

Vậy bạn có muốn biết về lịch sử trà đạo Nhật Bản không?

Văn hóa trà đạo được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc vào những năm 700. Trong thời kỳ Nara (710-794), trà là một thứ phẩm cao cấp, chỉ có một lượng nhỏ dùng như một loại dược phẩm cho các tầng lớp quý tộc.

2853

Khoảng đầu thời kỳ Kamakura (1192-1333), Eisai, người sáng lập ra Thiền giáo đạo Phật ở Nhật Bản, đã đem từ Trung Quốc về phong tục làm trà bằng bột lá. Sau đó, việc trồng cây chè lan truyền ra khắp Nhật Bản, đặc biệt là chùa Kozanji ở Takao và Uji. Đến thời Muromachi (1333-1573), trà phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội hơn. Trong các bữa tiệc trà lớn, người ta thường chơi một trò chơi nho nhỏ, người tham gia sẽ ngồi thành vòng tròn và lần lượt dùng trà, sau đó đoán tên và nơi xuất xứ nguồn gốc của nó. Ngoài ra sưu tập các loại trà quý hiếm cũng là một thú vui của những nhà giàu có.

11Bên trong Joan Teahouse ở Inuyama

Vào khoảng thời gian đó, trà được lấy làm cảm hứng cho các cuộc họp mặt của một nhóm người, mọi người quây quần bên nhau và bàn luận về trà để tăng sự thân mật hơn. Từ đó, những nghi thức trà đạo được cho rằng có nguồn gốc từ đây.

Cùng điểm danh một số loại trà mà người Nhật thường sử dụng nhé.

Ryokucha (trà xanh): gyokuro, sencha, bancha

1

Trà xanh được trồng theo nhiều cấp độ, khác nhau về thời gian thu hoạch và hàm lượng ánh sáng mặt trời lá trà hấp thu. Gyokuro được coi là loại trà xanh cao cấp nhất của trà xanh Nhật Bản. Chúng được chọn trong đợt lá đầu tiên của mùa trà tươi và được nuôi trồng bằng phương pháp tránh ánh nắng trực tiếp. Kế tiếp là sencha, cũng được thu hoạch trong vụ đầu tiên nhưng lá của nó không được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời. Cuối cùng, phổ thông nhất là trà Bancha, được thu hoạch trong vụ mùa thứ hai và thứ ba. Nguyên liệu thường là các lá trà lớn và cọng trà bị loại bỏ trong quá trình sản xuất trà sencha.

Matcha (mạt trà, trà xoa mịn)

2

Chỉ có những chiếc lá có chất lượng cao mới được chọn để làm Matcha. Chúng được sấy khô và nghiền thành bột sau đó pha vào nước ấm. Matcha là một loại trà xanh thường được dùng trong các nghi lễ trà đạo.

Konacha (phấn trà, trà bột)

3

Konacha là loại trà được làm từ vụn trà, búp trà và những lá trà nhỏ còn lại trong quá trình sản xuất trà Gyokuro và Sencha. Dù chỉ là một loại trà cấp thấp nhưng konacha có thể bổ sung hương vị cho một số món ăn và điều hòa khẩu vị của người dùng rất tốt. Vì thế nhiều nhà hàng sushi bình dân tại Nhật thường phục vụ loại trà này.

Hojicha (trà xanh rang)

5

Hojicha được sản xuất bằng cách rang lá trà cho đến khi có màu nâu đỏ đặc trưng. Nhiệt độ từ bếp tạo nên những phản ứng hóa học trong lá trà, tạo nên hương vị ngọt ngào và thoang thoảng nhẹ mùi caramel.

Genmaicha (trà gạo rang)

6

Genmaicha là sự kết hợp giữa gạo lức rang và lá trà xanh Bancha để tạo nên màu vàng cho tách trà và đem lại mùi vị đặc biệt rất riêng cho người dùng.

Oolongcha (Một loại trà của Trung Quốc)

7

Người ta sản xuất Oolongcha bằng cách để oxi hóa lá trà, sau đó hấp hoặc sấy khô. Oolongcha có màu nâu đặc trưng, thường được dùng nóng  hoặc lạnh, có hầu hết trong các quán ăn khắp Nhật Bản.

Kocha (trà đen)

8

Kocha được để oxi hóa nhiều hơn Oolongcha, vì thế lá trà thường có màu đen. Trong tiếng Nhật, “Kocha” có nghĩa là “trà đỏ”, ý chỉ màu nâu đỏ của trà. Kocha được phổ biến trong các quán cà phê và nhà hàng mang phong cách phương Tây.

Jasmine-cha (trà hoa nhài)

9

Trà Jasmine được sản xuất bằng cách kết hợp hoa nhài với trà xanh hoặc lá trà oolong, thường tiêu thụ rộng rãi ở Okinawa.

Mugicha (trà lúa mạch)

10

Mugicha được chế biến bằng cách pha lúa mạch đã sấy khô vào nước, là một thức uống mát lạnh giải khát vào mùa hè. Nó phù hợp với đa số trẻ em vì không chứa chất cafein từ lá trà.

Trà có trong đời sống hằng ngày của người Nhật

Trà có thể được tìm thấy ở tất cả các nhà hàng, máy bán hàng tự động, ki-ốt, cửa hàng tiện lợi hay siêu thị.

Tại nhà hàng, trà xanh thường được phục vụ miễn phí sau mỗi bữa ăn. Ở các nhà hàng bình dân, trà xanh hay Mugicha thường được đặt miễn phí tại một chỗ để thực khách tự phục vụ. Trà Kocha thường được pha sẵn trong ấm để trên bàn tại các quán cafe và nhà hàng phương Tây.

20042012mbttrasp3_bcf4d

Ở khuôn viên một số ngôi chùa, hoặc trong các nhà sàn truyền thống ở Nhật Bản, trà (thường là Ryokucha hoặc Matcha) được phục vụ cho khách du lịch khi ghé thăm quan, vừa thưởng thức trà vừa ngắm phong cảnh hữu tình.

12Thưởng thức trà và ngắm khuôn viên vườn cây tại chùa Tottori Kannonin

Và cuối cùng, chúng ta có thể mua các loại trà đóng trong chai, lon PET tại các cửa hàng tiện lợi hoặc máy bán hàng tự động khắp Nhật Bản. Người ta thường thích thưởng thức trà nóng hơn là trà uống lạnh.

vending-machines

Tuy nhiên, vào mùa hè oi bức, trà ướp lạnh hoặc dùng kèm với đá luôn là một sự lựa chọn tuyệt vời để giải khát, đặc biệt ở các máy bán hàng tự động luôn bán trà ướp lạnh sẵn.

Chisai Yuki

1

Các loại Mì cay ở Nhật?

Ăn kem Gelato của Nissei thì hãy thở như phương châm “soft serve-soft breath”

Omuraisu- Món cơm độc đáo ở Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: