Bức ảnh khoảnh khắc thanh niên tự tử – ám ảnh về một nước Nhật buồn

Bức hình đầy ám ảnh trước giây phút tự tử của một thanh niên, phơi bày góc khuất của “xứ mặt trời mọc”. Một nước Nhật chưa bao giờ buồn thế!

Dưới đây là tấm ảnh được cho là chụp tại một nhà ga Nhật Bản, do một cư dân mạng chia sẻ. Mới nhìn thì chỉ thấy đây là khung cảnh một nhà ga bình thường, với một vài hành khách đang chờ tàu. Nhìn kỹ hơn một chút, bạn sẽ thấy phía trên cao có một thanh niên đang đứng.

20160511-065610-13161706_1054343671269128_5923517001072247896_o_600x781Tấm ảnh được chia sẻ trên mạng ít phút trước khi người thanh niên phía xa nhảy xuống. (Ảnh: Internet)

Theo chia sẻ từ người đăng tải, chỉ sau đó ít phút, người thanh niên này đã nhảy xuống. Đã không có ai cứu được anh ta.

Mỗi ngày 100 người tự tử

Theo những thống kê chính thức, Nhật là quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhì thế giới (sau Hàn Quốc) với trên dưới 30 chục nghìn người tử tự mỗi năm (tương đương 100 người mỗi ngày). Tuy nhiên theo một báo cáo khác của Bộ Y Tế – Lao Động Nhật Bản cho thấy có khả năng 70 tới 80 nghìn người Nhật đã tự tử trong năm 2010.

20160511-065629-p7-rob-suicide-a-20110626_600x404Những chiếc giày được cho là những người tự tử trong “khu rừng tự sát” Aogakihara. (Ảnh: Internet)

Nếu chúng ta đã thấy khủng khiếp với con số 10 ngàn người chết mỗi năm vì tai nạn giao thông tại Việt Nam thì số người tự tử ở Nhật Bản còn đáng sợ tới nhường nào.

Cũng theo báo cáo của Bộ Y Tế – Lao Động Nhật Bản, số người tự sát chiếm tới 40-50% những cái chết bất thường. Đối tượng chủ yếu tự tử chủ yếu là nam giới, học sinh và người cao tuổi. Những nguyên nhân thường được đề cập nhất là thất nghiệp, áp lực tài chính, áp lực công việc, bắt nạt trong học đường, và những thất bại trong học tập, làm ăn…

Nỗi đau tâm lí

Quay trở lại với tấm ảnh đầy ám ảnh kia, tôi tự hỏi vào giây phút cuối cùng của cuộc đời, nếu có một cánh tay mạnh mẽ của ai đó đưa ra giữ người thanh niên lại, kéo anh ta trở lại với cuộc sống, thì có phải chúng ta đã có một kết thúc viên mãn hay không?

Nhưng không, chúng ta chẳng bao giờ thật sự cứu được một người muốn tự tử chỉ bằng việc kéo họ ra khỏi lan can cầu, hay hứng họ bằng đệm khí, hay rửa ruột cho họ. Tôi hiểu ra điều ấy khi đọc về những nỗi đau mà người Nhật phải chịu đựng trước khi quyết định tìm đến cái chết.

Trong một xã hội coi trọng lao động như Nhật Bản, những người chẳng may thất nghiệp thường phải chịu áp lực rất lớn từ những người xung quanh và từ chính bản thân họ. Suy nghĩ rằng mình vô dụng sẽ liên tục dày vò họ, khiến họ ngày một khép mình và tự giải quyết bằng cách tự tử.

Chưa kể đến là áp lực tài chính cực lớn khiến những người có thu nhập thấp rất khốn đốn trong cuộc sống hằng ngày.

20160511-065845-dbbae9b2602f6c0259f9d6febe25d569_600x400Những người Nhật thường bị mắc chứng trầm cảm do chịu áp lực công việc rất lớn. (Ảnh: Internet)

Có một thực tế là các bạn học sinh, sinh viên phải chịu áp lực học hành thi cử rất lớn vì nếu không vào được đại học tốt, nhiều khả năng tương lai sẽ bấp bênh mù mịt. Trong trường học, luôn có những học sinh bị đám đông bắt nạt. Những bạn này sẽ không biết tìm tới sự giúp đỡ từ ai, họ phải chịu uất ức lâu ngày và chỉ còn nghĩ đến cái chết.

Những người già cũng phải chịu cảnh sống cô đơn trong khi trước đây họ được con cái chăm sóc khi lớn tuổi. Sự cô đơn dai dẳng cũng khiến cuộc sống trở nên chẳng đẹp đẽ gì.

Cánh hoa anh đào rơi

Người Nhật có truyền thống ngắm hoa anh đào tàn. Với họ, cánh hoa anh đào rơi xuống cũng rực rỡ không khác gì khi chúng “mãn khai”. Người Nhật tôn sùng danh dự, họ muốn tự giải quyết vấn đề của mình trong danh dự và ngộ nhận rằng cái chết chính là cách tốt nhất. Ắt hẳn họ cũng muốn ra đi đẹp đẽ như cánh hoa anh đào rơi.

Nhưng không, nạn tự tử đã để lại bao nỗi đau trong lòng xã hội Nhật và trở thành thách thức không nhỏ cho đất nước giàu có và văn minh này.

20160511-065943-kamifukuoka_station_suicide_20060223_600x800Hiện trường một vụ tự tử tại ga Kumifukuoka. (Ảnh: Internet)

Ở Nhật không có nhiều bác sĩ tâm lí. Điều trị tâm lí không được chú trọng trong các bệnh viện. Thậm chí vấn đề bệnh trầm cảm còn không được xã hội quan tâm. Những người bị trầm cảm không dám chia sẻ với bất kì ai về vấn đề hay bệnh tình của mình. Với lòng tự trọng cao ngút, họ luôn nghĩ rằng mình có thể tự giải quyết vấn đề, thậm chí là bằng việc tự kết liễu.

Tấm ảnh ám ảnh ở Nhật Bản làm tôi nghĩ đến Việt Nam. Chúng ta cũng đang phải đối mặt với nạn tự tử. Chúng ta thường trách những người tự tử mà không thể hiểu rằng họ đã chịu đựng rất nhiều nỗi đau. Chúng ta trách họ dại dột, không yêu quý cuộc sống này. Chúng ta cho rằng những khó khăn mà họ phải đối diện thật nhỏ nhoi và vớ vẩn so với những mảnh đời nghị lực khác.

Nhưng chúng ta không cố gắng để hiểu rằng, họ đã từng ham sống như thế nào, đã chiến đấu đơn độc trong tuyệt vọng bao lâu, và đã thất bại ê chề ra sao? Chúng ta đã không nhận ra rằng họ đã cần chúng ta lắng nghe và chia sẻ nhiều đến mức nào cho đến khi họ bước lên một nơi đủ cao để gieo mình xuống. Như một cánh hoa anh đào rơi…

Không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau nào, nghiêm trọng hơn nỗi đau nào, miễn là chúng ta hiểu về nỗi đau của những đồng loại tội nghiệp.

Khi một người chết vì tự tử, thì đó không còn là thất bại của chính họ nữa, mà là thất bại của tất cả chúng ta, trong nỗ lực chứng tỏ rằng cuộc đời này còn đáng sống. Bởi khi kéo ai đó ra khỏi thành cầu, hay cắt đứt dây thòng lọng, thì quả thực là dễ hơn nhiều.

(Nguồn thegioitre)

1

 Lý do người Nhật tự tử

Trải nghiệm những “góc khuất” của Nhật Bản qua lăng kính một du học sinh Việt Nam

Nhật Bản: Bị hành khách phàn nàn vì tàu tới muộn, nhân viên sân ga nhảy xuống đường ray tự tử

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: