Khi luật lệ không còn quan trọng bằng tình người
Vào ngày 1 tháng 1 năm 2024, một trận động đất lớn đã xảy ra ở bán đảo Noto của Nhật Bản.
Nhiều ngôi nhà bị phá hủy và đó là một thảm họa lớn.
Lý do khiến các thành viên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vi phạm quy định để giúp đỡ những người bị nạn đã khiến nhiều người dân vô cùng cảm kích.
Quy định không được mang theo bất kỳ vật dụng nào ngoài vật tư cần thiết
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản khi đến khu vực bị ảnh hưởng phải mang theo càng nhiều vật tư cứu trợ càng tốt, vì vậy họ không được mang theo bất kỳ đồ dùng cá nhân nào khác.
Các thành viên trong đội chỉ được mang theo một lượng nhỏ đồ dùng cá nhân cần thiết để sử dụng tại khu vực bị ảnh hưởng.
Đây là một quy định bắt buộc.
Cố gắng mang theo các vật tư cứu trợ bất chấp quy định
Có một số thành viên trong đội đã cố gắng mang theo sữa bột và tã giấy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khi biết rằng vật tư cứu trợ cho trẻ em còn thiếu, họ đã quyết định vi phạm quy định để mang theo những vật dụng này như đồ dùng cá nhân của mình với hy vọng có thể giúp đỡ các gia đình có trẻ nhỏ trong khu vực bị ảnh hưởng.
Dù phải giảm bớt đồ dùng cá nhân của mình, họ vẫn muốn mang theo sữa bột và tã giấy cho trẻ sơ sinh.
Nhưng họ hiểu rằng việc làm này vi phạm quy định vì những vật phẩm này không thể coi là đồ dùng cá nhân.
Là thành viên lực lượng phòng vệ, họ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt.
Dù biết rằng hành động này sẽ giúp ích cho nhiều người, nhưng họ vẫn không thể làm trái quy định.
Sự đồng ý bất ngờ từ người chỉ huy
Trước khi xuất phát, người chỉ huy đã kiểm tra hành lý của tất cả thành viên.
Trong quá trình kiểm tra, chỉ huy phát hiện sữa bột và tã giấy – những vật dụng rõ ràng không phải dành cho sử dụng cá nhân của người lính.
Tuy nhiên, hiểu được ý tốt của cấp dưới muốn mang theo những vật phẩm này để hỗ trợ cho người gặp khó khăn ở khu vực bị anh hưởng, vị chỉ huy đã quyết định “nhắm mắt làm ngơ”.
Vị này đã tạo điều kiện bằng câu hỏi “Đây là vật dụng cá nhân của cậu à?” và nhận được câu trả lời theo đúng quy định từ cấp dưới “Đúng vậy, thưa Chỉ huy!”.
Nếu người chỉ huy không đồng ý, các thành viên không chỉ không được mang theo những vật phẩm này mà còn có thể bị kỷ luật.
Thậm chí, cả vị chỉ huy kia cũng có thể gặp rắc rối nếu cấp trên không chấp thuận.
Những ngày đêm gian khổ của người cứu hộ
Có thể còn những người sống sót đang mắc kẹt dưới những đống đổ nát.
Nếu không hành động nhanh chóng, họ sẽ không thể sống sót.
Chính vì vậy, các thành viên đội cứu hộ gần như không có thời gian nghỉ ngơi.
Họ nấu ăn, nhưng ưu tiên hàng đầu là cung cấp thức ăn cho những người bị nạn.
Vì vậy, họ chỉ có thể ăn những gói thức ăn nhanh chưa được hâm nóng trong lúc làm việc.
Họ sẵn sàng hy sinh những thứ bản thân cần để mang đến những thứ thiết yếu cho người dân vùng bị nạn.
Khi được hỏi tại sao họ lại làm được điều đó,
họ trả lời: “Những người bị nạn còn khổ hơn chúng ta nhiều”.
Có thể nói, họ không chỉ có sức khỏe thể chất phi thường mà còn sở hữu một tinh thần và nhân cách cao cả.
Những câu chuyện tương tự đã xảy ra không chỉ ở Noto mà còn ở nhiều khu vực khác bị thiên tai tàn phá.
Mặc dù Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng là một lực lượng vũ trang, có nhiệm vụ bảo vệ đất nước trước các cuộc xâm lược.
Nhưng ở một đất nước thường xuyên xảy ra thiên tai như Nhật Bản, công tác cứu trợ người dân bị nạn lại là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Nếu những tấm lòng ấm áp của họ được lan tỏa khắp thế giới, có lẽ thế giới sẽ trở nên hòa bình hơn.
Mặc dù có những quốc gia chế giễu họ là một quân đội không chiến đấu, nhưng họ đang chiến đấu hết mình vì người dân của họ.
ABE KENGO