Lý do người Nhật tự tử
Có một điều đặc biệt khi nhắc đến Nhật Bản mà có ít người biết đến đó là một đất nước có nhiều người tự tử vì sức ép công việc đứng đầu thế giới. Sau đây là một vài lý do.
1. Sĩ Diện
Họ rất coi trọng thể diện, nếu mất mặt trước nhiều người là một sự sỉ nhục lớn đối với người Nhật. Không hoàn thành công việc được giao và bị khiển trách trước tập thể đông người là điều mà người Nhật không thể chịu đựng được. Họ cảm thấy rất hổ thẹn với lương tâm. Bản thân người Nhật có truyền thống lòng tự trọng rất cao. Còn nhớ hồi động đất sóng thần ở Fukushima năm 2011, mọi thứ đều tan hoang, nhà nhà mất hết gia sản, nhưng họ vẫn rất điềm tĩnh, không xảy ra tình trạng trộm cắp hôi của, vẫn xếp hàng từ tốn để chờ được cứu trợ lương thực. Cả thế giới phải ngả mũ thán phục về lòng tự trọng của người Nhật. Ở một hoàn cảnh nào đó, lòng tự trọng thái quá biến chuyển thành sĩ diện sẽ dẫn đến những hành vi không kiểm soát của con người. Con người trở nên suy nghĩ tiêu cực, không còn còn bình tĩnh và dẫn đến việc tự tử không mong muốn.
2. Giáo Dục
Nhật Bản được coi là nền giáo dục tốt trên thế giới. Mỗi năm có hàng triệu học sinh trên toàn thế giới đến đây du học.
Nền giáo dục Nhật rất tiến bộ, họ rèn luyện cho những học sinh tính kỷ luật, trách nhiệm và có ý thức cao trong công việc. Khi làm việc người Nhật coi trọng thái độ trong công việc, không cần bạn phải thật sự giỏi, chỉ cần bạn siêng năng chăm chỉ thì sẽ được đánh giá tốt. Nền giáo dục của người Nhật đã hỗ trợ rất tốt cho việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cách làm việc có tính kỷ luật, trách nhiệm, ý thức tự giác. Đây lại chính là một sức ép đối với nhiều người, họ phải làm việc với trách nhiệm quá lớn, nếu không hoàn thành công việc họ cảm thấy thất vọng về bản thân, nhưng do tính kỷ luật của công ty và cả của bản thân tự đặt ra nên họ vẫn tiếp tục cố gắng để làm việc.
Nền giáo dục chú trọng lòng tự trọng cao độ cũng là một nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi tự tử của người Nhật.
3. Văn Hóa
Thế giới biết đến Nhật Bản với một nền văn hóa đa sắc màu, giàu truyền thống nhưng cũng rất hiện đại. Nền văn hóa của họ là một đề tài được rất nhiều người trên thế giới khai thác, trở thành trào lưu lớn trên thế giới như văn hóa tinh thần võ sĩ đạo Samurai, Otaku, Anime, Manga…
Nét văn hóa dẫn đến hành vi tự tử chúng tôi muốn nói ra ở đây là tinh thần võ sĩ đạo. Đối với người Nhật, lúc lâm trận mà bị chết dưới tay kẻ thù là một sự sỉ nhục, vì vậy họ thà tự kết liễu đời mình để giữ gìn thanh danh và tinh thần quả cảm hơn người. Truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào máu thịt người Nhật, nhưng dần dần bị biến đổi theo thời gian, khiến cho người Nhật bị ngộ nhận rằng tự tìm đến cái chết là một hành vi dũng cảm và cao thượng.
4. Chứng trầm cảm
Với sự tiến bộ của y học, trầm cảm là căn bệnh có thể điều trị được. Thế nhưng, tại Nhật Bản, bệnh tâm thần không được coi là bệnh lý mà bị gọi là tình trạng “yếu đuối”. Và với người đàn ông Nhật Bản, thú nhận tình trạng yếu kém này là điều không thể tưởng được. Thay vì yêu cầu giúp đỡ, họ treo cổ tự vẫn hoặc đâm đầu vào tàu hoả. Phụ nữ Nhật đôi khi lại chọn cách nhảy xuống hồ nước hay dùng thuốc quá liều. Một nguyên nhân khiến những người mắc chứng trầm cảm phải tự vẫn là Nhật cấm bán các thuốc trầm cảm, vốn được lưu hành rộng rãi tại các nước phương Tây. Prozac được cả thế giới sử dụng nhưng lại không được Nhật chấp thuận. Thuốc Zoloft cũng chịu chung số phận. Paxil thì mới được chấp thuận gần đây. Nhật Bản tạo điều kiện cho tất cả mọi người dân được điều trị với chi phí thấp nhưng tại các trung tâm y tế địa phương chỉ có các bác sĩ thiếu kinh nghiệm hay không muốn đặt chẩn đoán bệnh trầm cảm. Tại đất nước này, bệnh tâm thần không được coi trọng như các bất thường về thể chất. Vì vậy, chuyên gia tâm lý cũng bị đánh giá thấp. Họ không được phép khám bệnh nhân một mình, bao giờ cũng phải có sự can thiệp của các bác sĩ đa khoa.
5. Bắt nạt học đường
Tình trạng bắt nạt học đường ở Nhật vô cùng nghiêm trọng và đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến cho thanh thiếu niên nước này quẫn bách kết liễu cuộc đời mình. Số liệu trong 40 năm trở lại đây cho thấy, ngày khai giảng 1/9 là ngày có nhiều trẻ em vị thành niên tự tử nhất ở đất nước Mặt trời mọc.
Theo các chuyên gia, sau khi kết thúc kỳ nghỉ hè dài, những em học sinh chuẩn bị phải đối mặt với nạn bắt nạt học đường sẽ nảy sinh tâm lý chán ghét và sợ hãi khi phải quay trở lại trường. Vì vậy, nhiều em đã lựa chọn cái chết để không phải đối mặt với áp lực và sự bắt nạt của bạn bè.
6. Tín ngưỡng
Đối với những người theo đạo Hồi hoặc đạo Thiên chúa giáo, tự tử là một hành động tội lỗi và bị những con chiên ngoan đạo cực lực phản đối. Thế nhưng, đối với người Nhật, tuy họ thờ cúng rất nhiều vị thần nhưng đa số lại không theo một tôn giáo cụ thể nào. Vì vậy, tự sát trong mắt họ không phải là một cái tội mà chỉ đơn giản là một cách “gánh vác trách nhiệm” với những người ở lại.
7. Câu lạc bộ tự sát
Theo số liệu thống kê của chính phủ Nhật vào năm 2010, có tới 700 nghìn người dân nước này lựa chọn “chôn chân ở góc nhà”. Vì nhiều lý do, họ không thích giao lưu với thế giới bên ngoài mà chỉ thích nhốt mình trong phòng, sau đó lên mạng tìm người có hoàn cảnh tương tự và rủ nhau chết tập thể.
Vào hồi tháng 9 năm 2014, cả nước Nhật chấn động vì vụ nhảy lầu tự tử của 2 bé gái 11 và 12 tuổi tại Tokyo, được biết cả 2 em học cùng lớp và đều là học sinh giỏi.
Aokigahara là một khu rừng dưới chân núi Phú Sĩ, nơi đây được mệnh danh là “khu rừng tự tử”, vì mỗi năm đều có rất nhiều người tìm đến đây kết liễu đời mình. Thậm chí, giới chức Nhật Bản đã phải treo một tấm biển rất to nhằm khuyên nhủ những con người u uất đặt chân đến nơi này hãy suy nghĩ lại về quyết định bồng bột của mình: “Thân thể, tóc, da là của mẹ cha. Hãy nghĩ đến bố mẹ, anh chị em và con cái của bạn. Đừng giữ mãi trong lòng, hãy tìm người chia sẻ trước đã!”.
8. Món quà cuối cùng
Ngành bảo hiểm ở Nhật có một mức tiền bồi thường khá lớn dành cho những người tự tử. Chính vì vậy, khi gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, nhiều người đã coi cái chết là một cách giải thoát hữu hiệu. Một số người già ở Nhật thậm chí còn cho rằng, thông qua việc tự tử, họ có thể để lại cho người thân của mình một khoản tiền bảo hiểm khá lớn, coi như là món quà cuối cùng trước lúc họ nhắm mắt xuôi tay.
Ngoài những nguyên nhân trên còn nhiều nguyên nhân khác. Chính phủ Nhật hiện nay đang tích cực nghiên cứu và tìm cách khắc phục điều này, nhưng đến nay số người tự tử vẫn cao nhất thế giới.
(Nguồn tổng hợp)
Trải nghiệm những “góc khuất” của Nhật Bản qua lăng kính một du học sinh Việt Nam
Câu chuyện: Nhật Bản cảnh đẹp mà lòng người cũng đẹp
Đằng sau ánh hào quang của đất nước Nhật Bản đương đại