Kỳ lạ không khí “im lặng chết người” khi đi chung thang máy với người Nhật

Công nghệ hiện đại nhất hiện nay chính là thang máy, giúp đỡ cho con người rất nhiều trong khâu di chuyển, bạn có thể đi đến tầng cao nhất của một cao ốc chỉ với 5 phút.

Tuy nhiên, thang máy là một phương tiện công cộng, bạn có thể đi cùng những người mà bạn không quen biết trong một cabin chỉ với diện tích từ 4 – 6 m2, như vậy thì thật bất tiện phải không nào?

thang-may-gio-cao-diem-1116Ảnh minh họa

Ở Việt Nam khi đi thang máy, mọi thứ âm thanh lạ lẫm trên đời về người yêu, bạn bè và cả công việc mọi người đều có thể nghe được, mọi người nói chuyện rất cởi mở, tạo nên tiếng ồn khủng khiếp. Thế nhưng khi ở Nhật, bạn không được phép làm điều đó.

Bạn có biết vì sao không?

Thứ nhất là người Nhật rất kén chọn trong việc kết bạn, họ sống nội tâm, cho nên không hay bàn tán chuyện gì với người khác khi đi thang máy, họ cảm thấy làm ồn ở nơi công cộng là điều không hay.

Thứ hai, Ở Nhật mọi bí mật kinh doanh phải được giữ gìn cẩn thận, cuộc sống tất bật đã khiến họ lúc nào cũng vùi đầu vào công việc, họ không bao giờ trao đổi về công việc khi đi thang máy và cả những khu vực ngoài văn phòng công ty để tránh tình trạng lộ ra bên ngoài những thông tin bảo mật.

van-hoa-su-dung-thang-may

Cuối cùng, người Nhật coi việc đi thang máy là một nét văn hóa, họ luôn có thái độ tích cực trong cư xử với người khác. Vốn dĩ là dân tộc có lối sống bao phủ bởi những nguyên tắc, người Nhật khá nghiêm khắc với bản thân và cả với những người xung quanh ở nơi công cộng. Họ có những luật lệ ngầm dùng để ứng xử với nhau và chỉ cần đi chệch hướng khỏi đường ray ý thức đã được vẽ ra trước đó, người ta có thể sẽ đánh giá bạn.

Người Nhật không thích những kẻ ồn ào, họ tôn trọng sự riêng tư cá nhân, và bạn cũng nên như vậy. Điều tối kỵ khi đi thang máy là nói chuyện ồn ào và nghe điện thoại tự nhiên, như chốn không người.

Vậy làm thể nào để có được văn hóa thang máy như người Nhật?

Đầu tiên phải kể đến việc đứng đợi thang máy. Đừng tỏ ra mình là người vô ý thức khi dàn hàng đứng chắn trước cửa đợi thang máy, chỉ khiến bạn giống như những tay đầu gấu thu nợ đang đợi con mồi mà thôi. Đứng tránh ra hai bên cửa thang, đằng nào thang xuống người ta cũng phải đi ra trước thì mới vào được cơ mà. Đứng dịch ra vừa tiện cho việc bước vào thang máy, vừa không làm ảnh hưởng đến tâm trạng của người trong thang bước ra.

van-hoa-xep-hang-cho-thang-mayVăn hóa xếp hàng chờ thang máy

Còn ở nơi làm việc như cơ quan, nhà máy xí nghiệp, nơi phân chia rõ ràng cấp bậc giữa cấp trên và cấp dưới, các nhân viên cần phải nắm rõ quy tắc ứng xử trong thang máy nói riêng, và trong nội bộ nói chung để không làm mất lòng sếp. Như ở đây là thang máy, nếu bạn có dịp đi cùng thang máy với cấp trên, việc đầu tiên cần làm là để các sếp vào trước, mình vào sau, thể hiện thái độ kính trọng. Kế đến, khi vào trong thang máy rồi, nhớ đứng ở vị trí thuận tiện gần bảng điều khiển để bấm thang cho sếp.


96958a9c93819499e1e2e2e1e78de1e2e2e6e0e2e3e2e2e2e2e2e2e2-dsxzzo0660562030042010000000-pn1-6Có nhiều quy tắc ngầm cho việc sử dụng thang máy ở Nhật.

Khi thấy người khác hì hục chạy lại, hãy giữ nút mở cửa thang. Tại Nhật, ai vào thang máy đầu tiên sẽ có nhiệm vụ giữ thang cho tất cả mọi người.

Dường như ở cái xứ hoa anh đào này, im lặng đã trở thành một quy tắc chuẩn mực. Khu mua sắm, khu tàu điện, thư viện, trường học, tất cả đều phản ánh một nét gì đó có phần hơi lơ đãng, cứ chầm chậm, hiền hòa, chẳng xô bồ, không một chút sỗ sàng. Đến Nhật, đừng vội vàng. Văn hóa sử dụng thang máy Nhật thực ra chẳng có gì quá to tát, chỉ là một chút lịch sự và ý thức mà thôi.

Chisai Yuki

1

Giáo dục xếp hàng

Ngẫm tính cách người Nhật thông qua những tấm biển báo

Văn hóa” Xin Lỗi” của người Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: