Điều gì làm các chương trình truyền hình của Nhật đang dần trở nên nhàm chán?

Vào năm 2012, Asahi Shimbun đã thực hiện một cuộc khảo sát, theo đó 75% trên tổng số người tham gia đã trả lời “Vâng” cho câu hỏi “Có phải các chương trình TV gần đây rất nhàm chán ?”.

Nguồn www.madameriri.com

Quả là một kết quả bất ngờ, vì người Nhật vốn được xem là “Tín đồ yêu thích TV” so với thế giới. Họ giành khoảng trung bình 3 tiếng rưỡi đồng hồ để xem TV vào ngày bình thường (không phải ngày nghỉ). Nếu đã thấy nhàm chán, có lẽ họ đang phải chịu đựng quá nhiều cho những chương trình truyền hình họ đang xem?

Nói như thế không có nghĩa là các chương trình nước ngoài thú vị hơn, thế nhưng rõ ràng các chương trình truyền hình của Nhật có những sự khác biệt rất rõ nét. Thế nhưng liệu đó có phải lý do khiến chúng trở nên nhàm chán trong suy nghĩ của người dân? Hãy cùng tìm hiểu nhé !

Dưới đây là 5 đặc điểm đã từng là đặc trưng của các chương trình Nhật Bản, nhưng gần đây đang dần trở nên vô vị hơn.

1. Quá nhiều chương trình ẩm thực

Nguồn www.madameriri.com

Chương trình TV của Nhật đa phần là về ẩm thực, từ những chương trình thưởng thức món ăn của những nghệ sĩ sành ăn đến chương trình nấu ăn giành cho bà nội trợ. Tóm lại, thức ăn có thể tìm thấy ở mọi nơi trên các kênh truyền hình ở Nhật. Bất kể thời gian, hễ cứ bật TV, lướt dạo vài kênh, thế nào cũng có ít nhất 1-2 kênh về ẩm thực. Tất nhiên những món ăn bắt mắt, cách trình bày phong phú chắc chắn sẽ kiếm cho nhà đài một lượng lớn khán giả, thế nhưng nếu quá nhiều, chẳng phải sẽ làm họ hoài nghi về chất lượng thật sự của chúng?

Thêm vào đó, cách làm chương trình kiểu Nhật phổ biến nhất là mời một số nghệ sĩ, cho họ thưởng thức món ăn, sau đó là biểu cảm 「おいしーい!」(Oishi~ !) – Ngon quá !

Nguồn orkneyfoodanddrink.com

Trái lại, với các chương trình ẩm thực của Pháp, những lời bình phẩm về thức ăn rất khắt khe, họ không dễ dàng đưa ra lời khen như vậy. Trên các chương trình truyền hình thực tế của Mỹ như “MasterChef”, bạn cũng có thể thấy điều tương tự, thậm chí giám khảo có thể cho cả thức ăn của thí sinh vào thùng rác. Thế nhưng nhờ thế mà chương trình có độ kịch tính và đem lại sự chân thật cho người xem.

2. Quá tập trung vào việc quảng cáo sản phẩm

Có một chương trình Nhật Bản tên là Hirunandesu!. Trong chương trình, những người nổi tiếng sẽ đi dạo xung quanh khu vực Kamakura, họ sẽ ghé vào ăn tại những nhà hàng nổi tiếng hoặc mua những món đồ lưu niệm phổ biến ở vùng đó. Mô hình chương trình như vậy có rất nhiều ở Nhật.

Nguồn blogs.yahoo.co.jp (Ảnh minh họa)

Các chương trình này mượn hình ảnh người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm, truyền đi thông điệp đến người xem rằng “Hãy mua hàng đi !”, “Hãy tiêu tiền đi !”. Đúng là nhờ chiến dịch quảng cáo lộ liễu này mà dân Nhật xài tiền nhiều hơn, kinh tế cũng phát triển hơn. Thế nhưng để ngăn cho tư tưởng kỳ lạ “Tiêu tiền là hạnh phúc” này không biết từ lúc nào sẽ đâm sâu bắt rễ vào tư duy mua hàng, người tiêu dùng cũng phải hết sức cẩn thận.

3. Những gương mặt “quá” quen cứ lặp đi lặp lại

Dù cho chương trình nào, khung giờ nào, họ cũng sẽ mời cùng một người nổi tiếng, Idol, hay tài năng đang nổi nào đó. Đến mức chỉ cần xem TV, người ta sẽ biết ai đang là xu hướng hiện nay.

Nguồn getnews.jp

Thật ra điều này cũng tương tự như các chương trình ở một số quốc gia khác. Thế nhưng, ở Việt Nam, mình vẫn thấy có những chương trình tuyển người chơi từ khán giả, hoặc tìm kiếm tài năng mới, thay vì sử dụng đi sử dụng lại một số con người nhất định. Với cách này, nhà đài có thể giảm thiểu được tiền cát xê, tuy nhiên sẽ khó để đảm bảo độ thú vị của chương trình. Trong khi đó nếu mời người nổi tiếng, ít nhất, Fan của người đó cũng sẽ theo dõi.

Thế nhưng đây lại là một điểm trừ cho các chương trình Nhật Bản. Chương trình nào với mô típ nào cũng thấy cùng những gương mặt, dù có thú vị mấy cũng đến lúc “nhờn”, không nhàm chán mới lạ !

4. Chiếu đi chiếu lại cùng một nội dung cho đến khi khán giả phát chán

Xem chương trình Nhật, chuyển qua chuyển lại các kênh, cũng thấy y hệt một nội dung như thế. Nếu như ngày xưa đâu đâu cũng thấy Vụ tấn công khí độc Sarin ở Matsumoto, cơn sốt Koizumi, vụ tự sát của mẹ Hikaru Utada.,… thì dạo gần đây trên TV lặp đi lặp lại những cụm từ của người nổi tiếng như “Jie jie jie” của Amachan, “Baigae shida !” của Hanzawa Naoki, “Ima deshou?” của Osamu Hayashi,…

Nguồn naoetaoru.exblog.jp

Người Nhật lên tiếng “Tôi biết rồi mà, thế nhưng các kênh truyền hình cứ nhắc đi nhắc lại đến mức tôi muốn lên cơn đau đầu luôn ấy”. Thật là kỳ lạ khi chẳng có kênh truyền hình nào cố gắng phát sóng những thứ trái ngược với thế giới này, hoặc có một hướng đi độc đáo sáng tạo nào khác sao?

Có lẽ đó là đặc trưng của truyền hình Nhật, cứ lặp lại một nội dung cho đến khi người xem phát ngán lên thì thôi !

5. Quy tắc chặt chẽ, vấn đề Censorship

Nguồn torguard.net/blog

Các chương trình Nhật Bản mất đi sự thú vị của nó một phần của vì Censorship (vấn đề vi phạm) quá chặt chẽ.

Không giống với những gì thể hiện trong lòng xã hội Nhật Bản, đất nước này không thoáng như bạn nghĩ. Vấn đề vi phạm và kiểm duyệt tại đây thuộc vào hàng kĩ lưỡng và nghiêm túc nhất.

Có một số ý kiến cho rằng “Gần đây các chương trình của Takeshi Kitano (hay còn được gọi là Beat Takeshi) không có nhiều câu nói cay độc nữa thành thử ra chẳng nói được gì nhiều”. Nhưng thực tế rằng những cảnh ấy đã bị nhà đài cắt không thương tiếc.

Về vấn đề này, trên mạng có một số bình luận như “Rất tiếc phải nói rằng, thời đại của Takeshi đã qua rồi”.

Tóm lại

Xã hội càng phát triển, nhu cầu giải trí của con người lại càng phức tạp. Không chỉ Nhật Bản mà cả Việt Nam và các quốc gia khác, muốn tồn tại trong môi trường sáng tạo này đòi hỏi phải không ngừng thay đổi và tạo ra những giá trị mới mẻ, không lặp lại của người khác.

Nhưng nếu tính đến phương diện một người Việt học tiếng Nhật, mình nghĩ xem các chương trình theo kiểu mẫu như thế này là một cách luyện nghe rất tốt đấy. Các bạn đã cài đặt kênh tiếng Nhật cho TV nhà mình chưa?

Nếu chưa thì tham khảo Link dưới đây nhé

Chỉ với một thiết bị nhỏ gọn, thoả thích hát Karaoke và xem 45 kênh truyền hình Nhật

Sachiko
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: