Bạn có biết: Tiếng Nhật cổ ẩn chứa nguồn tài nguyên mà loài người tìm kiếm?

Sử dụng nguồn năng lượng thế nào cho hợp lý đang là vấn đề đau đầu không chỉ ở một quốc gia mà còn trên toàn thế giới.

Các nước đua nhau chế tạo nguồn năng lượng thay cho những tài nguyên “đã cũ”.

Họ biết rằng nguồn khoáng sản đang bị lạm dụng bởi tốc độ phát triển của con người và sẽ bị cạn kiệt trong tương lai không xa.

Họ tạo ra “nguồn năng lượng sạch” với mong muốn có thể làm Trái Đất trở nên trong lành hơn, bớt phụ thuộc vào tài nguyên tự nhiên, giảm việc khai thác quá tải.

Tuy nhiên, người Nhật xa xưa đã nghĩ đến một nguồn tài nguyên vô tận, đi trước các nước khác hàng mấy thể kỷ.

Nguồn tài nguyên được ”ẩn giấu” trong cụm từ: 資源ごみ ( shigengomi)

Shigengomi mang nghĩa đơn thuần là rác có thể tái chế.

Tuy nhiên khi phân tích chữ Kanji trong tiếng Nhật:

資: Tư hay Tài

源: Nguyên 

=> Tài Nguyên

ゴミ:Rác thải 

Có thể thấy, người Nhật xưa kia đã xem rác thải như bao nguồn tài nguyên khác. Họ đã thấy được lợi ích của rác thải từ việc tái chế.

Theo Wiki, tái chế được hiểu là quá trình rác thải hoặc vật liệu không cần thiết thành vật liệu mới với khả năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con người.

Nước Nhật ngày nay cũng là một trong những nước tiên phong làm sạch xanh môi trường bằng cách sử lý nguồn rác thải.

Họ đặc biệt chú trọng trong việc phân loại rác đầu nguồn.

Họ còn có bản hướng dẫn phân loại rác tái chế, hướng dẫn kỹ càng cho người dân.

Bảng phân loại vật dụng

( Nguồn town)

Ngoài ra, nước Nhật cũng không khuyến khích người dân tự ý lấy rác tái chế.

Rác tái chế gần như được coi như tài sản của quốc gia chăng?

( Nguồn girlschannel)

Vì ở nước Nhật, việc tái chế rác đã có các nhà máy siêu khổng lồ chuyên tái chế rác thải.

Nhà máy xử lý rác Shinkoto, Tokyo Nhật Bản

( Nguồn kenh14)

Nhà máy đốt rác Maishima tại Osaka,

những nhà máy này được xem là “tác phẩm nghệ thuật”

theo nhiều ý kiến chuyên gia

( Nguồn kenh14)

Bên trong một nhà máy xử lý rác tái chế Tsurumi, tại Yokohma

( Nguồn kenh14)

Phát kiến vĩ đại nguồn năng lượng sách từ gió tại Hà Lan hay pin chạy bằng năng lượng mặt trời ngoài các khoáng sản dầu thô, quặng than, boxit, vv..

Thì người Nhật lại chọn cách đơn giản và thiết thực hơn là tái chế lại nguồn rác đã thải ra. Họ đã được kế thừa từ chính ẩn ý trong con chữ của ông cha để lại.

Việc tái chế lại những món đồ đã qua sử dụng không hạn chế nguồn rác thải ra bên ngoài, mà còn tiết kiệm kinh phí trong thời buổi hiện nay.

Trước khi bỏ gì đó trong thùng rác hãy suy nghĩ lần nữa xem chúng còn có thể sử dụng theo một cách nào khác nữa không nhé!

Midori 

Siêu xe ở ngoài đời thực bước ra từ truyện tranh

Khi chuyện mặc váy không còn là chuyện của phụ nữ

Ông tổ của Anime thế kỷ 21 trông như thế nào?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: