Cách suy nghĩ trong “văn hoá lời hứa” giữa Việt Nam và Nhật Bản có gì khác?
Từ lâu, lời hứa được xem trọng trong mối quan hệ ban giao giữa đôi bên. Khi một bên thất hứa dẫn đến mối quan hệ rạn nứt, về tình cảm cũng như niềm tin. Vốn dĩ, người Nhật coi trọng nguyên tắc, danh dự nên họ không thể tha thứ cho hành vi thiếu trách nhiệm cũng như việc không giữa lời hứa.
Cùng tìm hiểu xem giữa Việt Nam và Nhật Bản có gì khác trong cách suy nghĩ cũng như cách lồng ghép bài học về lời hứa trong những câu chuyện cổ tích nhân gian xưa nào !
( Nguồn mixtime)
Theo nguồn tài liệu, tổng số câu chuyện Nhật Bản đề cập đến lời hứa là 10/55, còn ở Việt Nam là 5/75. Con số này cho thấy mức độ quan trọng của lời hứa trong văn hoá Nhật.
Vì quan trọng nên hoàn cảnh bắt đầu lời hứa trong truyện cổ tích cũng vô cùng đặc biệt, mang yếu tố huyền bí.
Được đặt trong một số ranh giới như:
+Giữa giữ lời hứa và cái chết, bên nào nặng hơn?
+Giữa sự chia ly và lời hứa, sẽ chọn bên nào?
Điển hình trong câu chuyên “Bà Chúa Tuyết” (Nhấn vào tên truyện để tìm hiểu nội dung)
Tình huống khiến nhân vật phải đấu tranh tâm lý cao độ, cuối cùng buộc phải thực hiện lời hứa.
( Nguồn dailymotion)
Mỗi lời hứa trong mỗi câu chuyện cổ tích tượng trưng cho thử thách mà chính bản thân nhân vật phải vượt qua, là điểm chung trong các câu truyện cổ tích Việt và Nhật.
( Nguồn deviantart)
Toàn bộ quá trình trên cũng chính là toàn bộ nội dung câu truyện cổ tích gửi tới đọc giả của mình.
Điểm khác biệt trong quá trình thực hiện lời hứa của Việt Nam và Nhật Bản đó là:
Nhân vật trong cổ tích Nhật tự mình đưa ra quyết định có thực hiện lời hứa hay không? Khi đã nhận lời, tự bản thân nhân vật sẽ thực hiện và hậu quả của việc thất hứa sẽ tự mình gánh lấy.
Nhưng với các nhân vật xuất hiện trong cổ tích Việt xưa vốn bản tính hiền lành, chân chất, thật thà, dường như lại quá yếu đuối, không thể một mình thực hiện trọn vẹn.
( Nguồn wattpad)
Do cốt truyện Nhật Bản, nhân vật trao hứa hẹn thường là các bậc siêu nhiên, còn trong cổ tích Việt Nam đã phân sẵn hai luồng tốt – xấu.
Trong truyện cổ Việt, người đặt ra lời hứa thường vào vai các thế lực xấu, uy quyền bắt nạt những người thật thà, yếu đuối.
Do đó, quá trình thực hiện thường có sự xuất hiện của các thế lực siêu nhiên từ bên ngoài như Ông Bụt, Thần Linh đến giúp đỡ hoàn thành.
Việc xuất hiện của đấng siêu nhiên trong cổ tích Việt để đề cao quan điểm “ở hiền gặp lành” của người dân Việt xưa.
Phải chăng vì lẽ trên, đa phần người Việt trở nên ỷ lại, trông cậy vào đấng siêu nhiên hay một phép màu may mắn nào đó.
Còn đối với người Nhật lại tự mình giải quyết vấn đề, trở thành thói quen “tự lực cánh sinh”, “tự làm tự chịu” trong quan niệm của họ.
Tuy nhiên, “Văn hoá lời hứa” giữa Việt Nam và Nhật Bản đang gần trở nên có nhiều điểm tương đồng, khi ý thức, kỷ luật của người Việt đang dần được thay đổi.
Hãy cẩn thận khi có bất kỳ lời hứa nào với người Nhật nhé!
Nguồn tham khảo: nas.gov
Midori
Người Nhật được nuôi lớn từ thuở còn thơ như thế nào ?
Người Nhật chỉ hơn người Việt mỗi cái khẩu trang
Những mẩu chuyện người Việt bị coi thường khi giao tiếp, làm việc với người Nhật