Chùa Nhật Bản tổ chức lễ Vu Lan cho người Việt sống ở Nhật

Người Nhật thường thờ cúng tổ tiên mỗi năm một lần trong ngày lễ gọi là Obon Matsuri. Đối với người Việt chúng ta, đó không chỉ là ngày tưởng nhớ đến những người quá cố mà còn là ngày báo hiếu đến cha mẹ còn sống.

Mặc dù số lượng người Việt ở Nhật đang tăng lên không ngừng. Thế nhưng, có rất ít cơ hội để họ thực hiện các nghi lễ truyền thống như vậy trên đất khách. Vì thế một nhà sư Nhật Bản ở phía Tây Nam thành phố Kitakyushu đã tổ chức ngày lễ Vu Lan dành riêng cho người Việt.

Vào tháng 9, buổi lễ đã được tổ chức dưới sự dẫn dắt của Chikai Matsuzaki, trụ trì chùa Eimyouji. Kế hoạch được đưa ra chỉ sau khi ông làm quen với một nhân viên ở một nhà hàng Việt Nam gần đó.

“Đức Phật là Phật, cho dù bạn ở bất cứ nơi đâu, tôi muốn một buổi lễ kiểu Việt Nam để mọi người có thể nhớ ngày này ở quê nhà”, sư trụ trì Matsuzaki nói.

Trong quá trình tổ chức, vì khác biệt văn hoá nên đã xảy ra đôi chút khó khăn. Bởi trống là phần thiết yếu của lễ Vu Lan theo phong tục Việt Nam, nhưng vì môn phái của ông không sử dụng trống nên nhà sư Matsuzaki  đã phải đi hỏi thăm khắp nơi.

Cuối cùng, với mong muốn có thể tổ chức buổi lễ càng thật gần gũi với người Việt Nam càng tốt, ông đã liên lạc với một nhà sư khác để mượn.

Nguyễn Thị Huyền Trang – một du học sinh học tại trường đại học gần đó chia sẻ: “Tôi đã không thể gặp được cha mẹ mình suốt 5 năm qua khi ở Nhật Bản. Tôi cảm thấy rất cô đơn, cha mẹ tôi đã làm việc chăm chỉ kiếm tiền để gửi tôi đến đây, họ làm việc trong công trường xây dựng, vệ sinh đường phố và chăm sóc con cái của người khác”.

Trong buổi lễ trang nghiêm, sư trụ trì Matsuzaki đã mời đến các nhà sư đến từ ngôi chùa Việt Nam ở Hyogo. Họ đánh những cái trống mà ông đã mượn để bắt đầu sự kiện chính của buổi lễ.

Những người đến tham dự đều trông chờ vào sự kiện này. Trang là người đại diện đọc lá thư cô gửi đến cha mẹ cô: ” Chúng ta có thể là những người nghèo nhưng con hạnh phúc và tự hào về cha mẹ. Con muốn cảm ơn cha mẹ vì đã sinh ra con. Mong muốn của con không có gì hơn ngoài việc hai người vẫn khỏe mạnh và sống tốt. Con không thể đợi để được đoàn tụ với cha mẹ và con sẽ làm hết sức để không phụ lòng gia đình”.

Sau buổi lễ, nhà sư Matsuzaki bộc bạch: “Hình thức này nên được mở rộng cho tất cả mọi người, không phân biệt quốc tịch, màu da mặc dù sự khác biệt về văn hóa có thể làm cho điều này trở nên khó khăn. Tôi muốn biến ngôi chùa này trở thành nơi mà người Việt Nam sẽ cảm thấy thoải mái”.

Có thể nói, buổi lễ được tổ chức để những người Việt Nam có thể nhớ về quê hương xa xôi và cũng là cơ hội mang hai nền văn hóa đến gần nhau hơn.

Nguồn ảnh: asahi.

Ashirogi

Tưng bừng lễ hội “Feel Vietnam” tại Nhật Bản

Teen Sài Gòn đón tết trung thu bằng cơn sóng lớn tại Lễ Hội Lồng Đèn Nhật Bản đỗ bộ lần đầu vào Việt Nam

Người Nhật:”Tôi đã cảm nhận được Việt Nam ngay trên đất Nhật”

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: