Căn bệnh khiến cá chết, mèo chết và rồi người cũng chết

854a599578cc4ed8aaadca0d760ce105

Hôm nay tôi kể câu chuyện đã xảy ra vào những năm 1950 tại Kumamoto rằng có một căn bệnh gây chết cho cả cá, mèo cho đến người.

Thời đó là thời kỳ bắt đầu phát triển tăng tốc của nước Nhật, rất nhiều nhà xưởng mọc lên. Do ưu tiên phát triển kinh tế mà vấn đề môi trường không được đặt nặng, nước thải từ các nhà máy ồ ạt được xả thải ra sông ra biển mà không có sự kiểm soát nghiêm ngặt.

Trong nước thải của nhà máy có lẫn cả thủy ngân khi đổ ra biển. Và vấn đề bắt đầu phát sinh khi lượng cá đánh bắt của ngư dân giảm.

Những con mèo sau khi ăn thịt cá có những hành động khó hiểu. Và sau đó triệu chứng tương tự xảy ra với con người.

Ban đầu người ta không rõ là do nguyên nhân gì nhưng sau đó người ta tìm được nguyên nhân là do thủy ngân.
Những chất độc hại từ từ phá hủy hệ thần kinh, dần dần chân tay bị tê liệt, không thể nói chuyện bình thường được nữa. Sau đó thị giác, thính giác cũng dần mất khả năng. Cơ thể không còn vận động bình thường được nữa.

05300000362638127527324754948

004

009

be

Người nhà của các bệnh nhân bị ảnh hưởng tiến hành khởi kiện các công ty xả thải độc hại ra môi trường.

Vụ án kéo dài từ năm 1950 đến năm 1973 thì kết thúc, có khoảng 3000 người bị ảnh hưởng.

Những người bị nhiễm độc thủy ngân hàng năm được nhận trợ cấp từ chính phủ chỉ vỏn vẹn 700 người.

Còn trên 2000 người vẫn chưa được thừa nhận nên đến hiện tại vụ án vẫn còn tiếp tục.

Người ăn cá bị nhiễm độc thủy ngân dần dần tích lũy trong cơ thể mà không thể đào thải ra bên ngoài được.

Những bà mẹ mang bầu nếu ăn phải thực phẩm nhiễm độc thủy ngân thì chất độc này có thể truyền sang đứa trẻ, khả năng sảy thai cao hoặc sinh ra bị dị tật.

Tại Việt Nam, lượng nhà máy mở ra càng nhiều, kinh tế càng ngày càng phát triển, lượng rác thải, khí thải ra môi trường càng tăng.

Tuy nhiên, nếu chúng ta không tập trung xây dựng hệ thống xử lý môi trường tốt cho các thế hệ sau thì sẽ xảy một vấn đề cực lớn.

Nhằm tránh tình trạng tương tự như ở Nhật, ngoài việc cần sự giám sát chặt chẽ từ chính quyền còn về phía các doanh nghiệp cũng nên làm ăn một cách có nhân tính.

Kengo Abe

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: