Vì sao người Nhật vẫn chưa thể thích nghi khi sinh sống ở nước ngoài?

Hiện nay, “toàn cầu hoá” không còn là chuyện quá xa lạ trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì vậy, việc người dân nước này sang nước khác làm việc nay đã trở nên rất đỗi bình thường.

Nhiều người phương Tây khi đến Nhật Bản vẫn rất “sốc” khi thấy họ ăn gà KFC thay cho gà Tây vào ngày giáng sinh. Ngược lại người Nhật khi sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng khó có thể bắt kịp nhịp sống hoặc hòa nhập với cộng đồng.

Sau đây là 5 điều những người Nhật có kinh nghiệm làm việc và sinh sống ở nước ngoài muốn chia sẻ với mọi người về cuộc sống khi “xa xứ”.

Chi phí ăn uống

Tại Nhật Bản, ngay cả những thị trấn nhỏ vẫn có rất nhiều chỗ ăn uống ngoài đường phục vụ mọi người. Bên cạnh một số nhà hàng sang trọng thì cũng vẫn có nơi hợp túi tiền dành cho những người lười nấu nướng.

Một người Nhật Bản có tài khoản Twitter @izawak làm việc tại Pháp đã bị sốc vì sự khác biệt về giá cả giữa việc đi ăn ở Pháp và Nhật Bản.

Thức ăn của Pháp quá đắt: ” 9 Euros cho món này? Người Pháp thực sự có khả năng chi trả như thế này không?” Sau khi nói chuyện với những người Pháp đã xem DVD Kodoku no Gurume (bộ phim truyền hình Nhật Bản về một nhân viên bán hàng đến thăm các nhà hàng và thực phẩm để thử các món ăn địa phương), tôi mới biết suy nghĩ của họ “Nếu nhà hàng lấy giá 4 Euros! Làm thế nào để ông chủ đó kiếm sống?”.

Người Nhật vốn tiết kiệm đúng nơi, đúng chỗ nên việc họ thắc mắc về giá cả dành cho việc ăn uống cũng là chuyện bình thường.

Thực tế trái với suy nghĩ 

Nếu chỉ nhìn ra thế giới thông qua các ống kính tin tức về tội ác, thiên tai thì nhiều người sẽ cảm thấy rụt rè và sợ hãi thế giới. Trăm nghe không bằng mắt thấy, chỉ có đến tận nơi mới có thể khẳng định chắc chắn thực tế có khác với suy nghĩ hay không?

Người dùng Twitter @imabayashikaito đã chỉ ra sự trái ngược trong thái độ của người dân Brazil mà họ đã gặp với hình ảnh của đất nước Brazil mà họ biết qua báo chí và tin đồn.

 

“Những vận động viên bị vấp ngã hoặc thất bại sẽ luôn được người hâm mộ Brazil cổ vũ nhiệt tình bằng tiếng vỗ tay, sự reo hò như khi họ chiến thắng.

Mặc dù chúng ta có thể nhận thấy những điều tồi tệ về an ninh ở đây nhưng không chỉ có phần tử cực đoan và tội phạm mà cũng có những người Brazil tốt bụng, dịu dàng và thân thiện.

Tôi thật sự đã hiểu ra điều đó.”

Người Nhật vẫn không quên quan sát mọi người xung quanh để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.

Ngày nghỉ

Ngày chủ nhật ở Nhật Bản cũng giống với nhiều nước khác, là một ngày để nghỉ ngơi sau một tuần làm việc vất vả và là cơ hội để mọi người có thể vui chơi hoặc đi mua sắm.

Tuy nhiên, một số quốc gia lại có luật đặc biệt dành cho ngày chủ nhật: giới hạn hoặc cấm mở cửa đối với những cửa hàng trong “ngày nghỉ ngơi”.

Điều này có thể làm cho người nước ngoài đến đây cảm thấy ngạc nhiên với điều luật này và người dùng Twitter Nhật Bản @fepfeil đã cho thấy được những bất tiện cũng như ích lợi từ việc này.

“Khi bắt đầu sống ở Đức, tất cả các siêu thị đã đóng cửa vào ngày chủ nhật nên tôi đã nghĩ “Thật là bất tiện mà!”. Tuy nhiên tôi vẫn còn thời gian để đi đến những siêu thị khác. Cách mà xã hội Đức tổ chức ngày chủ nhật rất thú vị. Họ cho rằng  mua sắm cũng là lao động và những người phải ở lại bách hoá để phục vụ điều này cũng đang lao động vào cuối tuần. Vậy nên tất cả đều chỉ nên đi chơi mà thôi”.

Tìm hiểu mặt xấu, mặt tốt của vấn đề từ đó mới đưa ra được kết luận chính xác, tránh gây hiểu lầm. Người Nhật thật tinh tế trong việc quan sát.

 Giờ làm việc

Từ các cuộc họp buổi sáng cho đến những giờ làm thêm (đôi khi không được trả lương) đã khiến cho nhiều người về nhà muộn vào buổi tối. Người Nhật dành nhiều thời gian để làm việc hơn hầu hết các quốc gia khác.

Một số người Nhật đã rất ngạc nhiên khi biết được mọi người ở các nước khác không làm thêm giờ. Người dùng Twitter @halushiroi đã so sánh văn hóa làm việc của người Nhật với người Đức.

“Làm thế nào để làm việc ở Đức:
+Giờ làm việc bình thường (trở về nhà lúc 15:30)
+Bạn có thể tiết kiệm thời gian (nếu làm thêm 1 giờ thì bạn có thể về sớm 1 giờ vào ngày hôm sau)
+Những người không làm thêm giờ được đánh giá cao
+Cục quản lý lao động luôn kiểm tra thẻ thời gian của công ty và phạt tiền nếu có nhiều giờ làm thêm.

Hãy bắt chước đi Nhật Bản.”

@syuukaijp cũng rất ấn tượng với sự linh hoạt trong môi trường công sở ở Anh hơn Nhật Bản.

“Làm việc tại Anh Quốc (trái ngược với làm việc tại Nhật), tôi hiếm khi cảm thấy có điều gì đó kỳ lạ và không công bằng. Nếu đau ốm, bạn có thể xin nghỉ một ngày, đi muộn cũng không sao cả miễn là bạn hoàn thành công việc trong ngày. Không có tăng ca, nếu làm cũng chắc chắn được nhận thêm lương. Vậy mới có cảm giác sống và làm việc chứ!”

Đây chỉ là một vài ý kiến của những người Nhật sinh sống và làm việc ở nước ngoài, không phải tất cả đều cảm thấy như vậy. Ngay cả một cường quốc như Nhật, người dân vẫn không ngừng học tập những điều hay ở các nước trên thế giới.

Mặc dù học tập, làm việc hoặc sinh sống ở nước ngoài nhưng họ vẫn học hỏi, chia sẻ những điều bản thân cảm thấy tốt, có ích cho mọi người ở quê nhà để tất cả có thể cùng nhau tiến bộ, hướng đến một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, họ cũng không ngần ngại nói ra suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, thẳng thắn bác bỏ những điều lệ, quy định không hợp thời, bằng chứng rõ ràng nhất chính là nền giáo dục tiến bộ của Nhật Bản.

Có thể thấy con người vẫn không ngừng học hỏi để nâng cao nhận thức về thế giới nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng tốt.

Tôi tin chắc rằng, một trong các bạn sẽ là người mang đến những suy nghĩ tiến bộ cho xã hội của Việt Nam trong tương lai.

Nguồn rocketnews24

Ashirogi

Người Nhật không hoàn hảo như mọi người vẫn nghĩ

Người Nhật trong suy nghĩ của người nước ngoài

Triết lý Wabi-Sabi của người Nhật, sự hoàn hảo vốn không có nên đừng đi tìm

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: