“Nỗi lòng” người nước ngoài dù đã định cư lâu ở Nhật

Người Nhật được xem là một trong những quốc gia tuân thủ luật pháp bậc nhất thế giới.

” Người Nhật không bao giờ vượt đèn đỏ. Ngay cả khi,  trên đường không có một chiếc xe nào cả “

Câu nói đầy ấn tượng của nữ du khách khi lần đầu đến Nhật.

Một phần do sự an toàn của chính bản thân và người xunh quanh.

Phần nữa là, chính sách luật pháp nước Nhật được coi là quốc gia minh bạch nhất thế giới nên không ai muốn phạm pháp.

Để đảm bảo một đất nước tiến bộ, luật pháp Nhật được đưa vào đời sống một cách cụ thể .

Chẳng hạn như, ở Nhật quy định phần đường cho loại xe rất rõ ràng.

Nếu bạn xảy ra tai nạn trong phần đường không được phép thì bạn phải chịu lỗi và không nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào.

Tại Nhật, chủ nhà trọ không dễ đuổi bạn đi. Bởi muốn thuê nhà trọ, họ phải thông qua công ty bất động sản nên quyền lợi đôi bên được đảm bảo tuyệt đối. Luật pháp Nhật cũng quy định chi tiết cả việc đồ đạc xuống cấp người thuê không phải bồi thường.

Lái xe hơi cũng vậy, nếu bạn tông phải ai đó thì nguy cơ đi làm cả đời để trả nợ là rất cao nên ở Nhật không ai dám uống rượu khi lái xe.

Tuy nhiên, sự tiên tiến nào cũng tồn tại hạn chế, đặc biệt trong luật pháp.

Bởi lẽ, nền tảng pháp luật ở bất cứ quốc gia nào cũng là: Pháp luật được đặt ra dựa trên lịch sử và đặc thù của dân tộc đó.

Nhằm bảo vệ quyền lợi của dân tộc cũng như cách ứng xử của công dân đối với cộng đồng và quốc gia đó.

Nên dẫu cho pháp luật đảm bảo độ minh bạch thế nào đi chăng nữa, đối với công dân nước ngoài sinh sống và làm việc tại Nhật vẫn còn nhiều bất lợi.

Có thể nói rằng:

Pháp luật Nhật chỉ bảo vệ cho người Nhật

Dù sống ở Nhật bao lâu và tuân thủ mọi quy định đi chăng nữa thì bạn chỉ có thể là công dân hạng hai ở Nhật.

Vấn đề phúc lợi xã hội là ví dụ điển hình, đối với các nước Châu Âu sẽ đảm bảo tối thiểu về chi phí cuộc sống hằng ngày, chi phí y tế, chi phí nhà ở, chi phí giáo dục.

Điều 25 của Nhật cũng đã nêu rõ: ” Tất cả người dân đều có quyền đảm bảo mức sống tối thiểu”

( Nguồn  aminoapps.)

Tuy nhiên, vào ngày 2/3/1989 Tòa án Tối cao của Nhật cũng đã khẳng định rõ ràng rằng:  Điều 25 Hiến pháp chỉ có hiệu lực đối với người Nhật chứ không dành cho người nước ngoài, bất kể người đó sống ở Nhật bao năm đi chăng nữa.

Khi bạn nghỉ ốm ở cơ quan, bắt buộc phải có đơn khám bệnh của bác sỹ bất kể bạn mệt mỏi, hay mức độ bệnh chưa đủ phải đến bác sỹ.
Bạn vẫn có thể bị trừ lương, giảm thưởng của tháng đó và cả cuối năm nữa.

Trong khi đó ở Châu Âu, có những thời điểm bản thân không đủ sức khỏe, sự dẻo dai, sáng suốt hay mất khả năng làm việc, bạn có thể viết đơn xin trợ cấp từ Chính phủ.

Theo kinh nghiệm người nước ngoài sống lâu năm, để được hưởng trợ cấp xã hội ở Nhật, phải có số năm đóng bảo hiểm đủ dài và không hề có sai sót nào.

Nguồn cafebiz.vn

Ana

 

 

Té ngửa với 10 tội danh hy hữu nhất trong lịch sử Luật Pháp Nhật Bản

Góc khuất đáng sợ trong xã hội Nhật Bản và nguyên nhân bấy lâu quốc gia này muốn chối bỏ

Bóc mẽ những góc khuất không ngờ đằng sau sự yên ấm giả tạo của nhiều gia đình Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: