Bạn đã biết gì về những huy hiệu đầy quyền lực ở Nhật? ( Phần 1)

Huy hiệu là minh chứng cho cá nhân đại diện cho cả một đoàn thể hay biểu tượng cho chức vụ, thâm niên công tác của người đó tại nước nhà.

Theo luật pháp nhà nước, phù hiệu trên ngực áo có ý nghĩa khác xa với các ký hiệu của thương hiệu đơn thuần như của JR, Aeon, Mizuho….

Cùng Japo điểm danh một số quy hiệu “lộng lẫy” và kiêu sa ở Nhật nào!

Huy hiệu luật sư

Huy hiệu phổ biến Kishoo là huy hiệu thường gặp nhất. Đây là huy hiệu đại diện cho giới luật sư.

Biểu tượng cán cân công lý ở trung tâm của bông hoa hướng dương 16 cánh, không phải hoa cúc nhưng thường bị nhầm lẫn là hoa cúc.

Với ý nghĩa, như loài hoa luôn hướng về ánh sáng mặt trời, người luật sư sẽ là người tìm ra sự thật và cũng như lời nhắc nhở họ luôn hướng về ánh sáng chân lý. Thâm niên của mỗi luật sư được thể hiện qua màu sắc.

Những huy hiệu ” quyền lực” 

Đối với luật sư mới vào nghề, họ sẽ được được nhận huy hiệu mạ vàng sáng bóng.

Theo thời gian, màu vàng của huy hiệu mờ dần lộ ra lớp bạc kim loại sáng bóng. Điều này thể hiện kinh nghiệm làm việc “dồi dào” của một luật sư.

Đây có lẽ là một cách rất hay để “tiết kiệm” kim loại, tuy nhiên, một số luật sư đã “lách” số thâm niên của mình bằng cách bỏ vào túi tiền xu để đẩy nhanh quá trình bạc hóa.

Vậy khi luật sư làm mất huy hiệu thì phải làm sao? 

Nếu không may huy hiệu của luật sự nào đó sơ suất bị thất lạc đâu đó, chẳng hạn như tiệm giặt ủi. Họ có thể đến Hiệp hội Luật sư Nhật Bản (JFBA) để mượn theo quy định của Hiệp hội Luật Sư Nhật Bản.

 

Huy hiệu luật sư

Tuy nhiên, luật sư đó sẽ phải trả lại cho hiệp hội khi họ bị trục xuất, kết tội, phá sản.

Hơn nữa, mỗi một luật sư Nhật được khắc số riêng biệt phía sau huy hiệu. Nên sẽ rất phiền phức để làm lại một huy hiệu mới.

Kế đến, họ sẽ đăng trên Kanpo (Nhật báo chính thức của Chính Phủ) lúc này cả thế giới sẽ biết bạn bị mất phù hiệu và lẽ hiển nhiên chỉ có luật sư mới có thể đọc được.

Quá trình mượn phù hiệu công phu là vậy nhưng theo thống kê lại có tới vài chục luật sư mượn phù hiệu mỗi tháng, kể cả người nước ngoài. (Đối với người nước ngoài phù hiệu có phần nhỏ hơn).

Huy hiệu của luật sư Kisoo không chỉ dùng để trang trí mà còn quy định bắt buộc phải mang trên người khi đang làm nhiệm vụ.

Hiện tại, ngoài huy hiệu luật sư được cấp thẻ ID có hiệu lực tương đương với huy hiệu.

Tại toà án, mọi người đều hiểu ngầm rằng vị thế của một người luật sư được xác lập qua huy hiệu.

Huy hiệu nhân viên Toà Án 

Nhân viên Tòa án mang huy hiệu có khắc chữ 裁 (sai – phán xét) phía ngoài rìa bằng vàng.

Huy hiệu Tòa Án

Huy hiệu công tố viên 

Công tố viên có huy hiệu phức tạp nhất về biểu tượng, với cánh hoa cúc trắng và lá vàng.

Trung tâm là một viên ngọc đỏ liên tưởng tới lá cờ đỏ của Nhật Bản.

Huy hiệu Công Tố Viên

Từ năm 1950, thiết kế này được cho là sương mù mùa thu hoặc nắng nóng, gợi nhớ đến sự khắc nghiệt trong các quy tắc và sự trừng phạt của các công tố viên.

Mỗi huy hiệu đều mang đặc trưng cho mỗi nhân viên làm việc trong cơ quan nhà nước. Và mỗi huy hiệu đều có điểm độc đáo của riêng nó.

Cùng chờ đợi ý nghĩa của những huy hiệu khác ở phần sau nhé!

Ana ( tổng hợp)

Tại sao phụ nữ không thể trở thành Thiên Hoàng?

Đang giảng bài thầy giáo bất thình lình lôi súng ra và lý do đằng sau đó

Bạn có muốn hiểu về cách nghĩ của người Nhật? Chỉ cần biết 10 từ này là đủ

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: