Đến mức độ này thì giao thừa của Nhật Bản còn “bình lặng” hơn các nước khác chán

Chúng ta đang chuẩn bị cho bước ngoặc quan trọng vào cuối năm – đêm giao thừa.

Đối với người Việt, Tết dương lịch không được náo nhiệt, hoành tráng giống như những nước khác, thay vào đó chúng ta đón Tết theo âm lịch cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc…

Các bạn có tò mò những nước trên thế giới có cách đón giao thừa như thế nào không?

Nguồn hta

Sau đây, Japo xin tổng hợp những cách đón giao thừa không “ai giống ai” của các nước trên thế giới!

1. Anh : dự trữ đồ ăn

Với người Anh, trước đêm giao thừa, mọi nhà đều tích trữ rất nhiều rượu và thịt trong bếp. Theo họ, nếu rượu thịt không dư dả thì năm mới sẽ gặp nhiều khó khăn, xui rủi.

Nguồn pinterest

Ngoài ra, không thể không kể đến phong tục có xu hướng bạo lực “lấy nước đầu năm mới”. Mọi người tranh giành nhau để có thể múc gáo nước đầu tiên trong khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng để nhận được may mắn quanh năm.

Giả sử thủ đô London chỉ có một cái giếng, chắc hẳn sẽ có “một tí bạo lực” diễn ra tại đây nhỉ.

2. Bỉ: chúc tết vật nuôi

Giống như các nước khác, người dân Bỉ tổ chức tiệc trong đêm giao thừa. Đến thời khắc chuyển giao, mọi người sẽ trao cho nhau những nụ hôn, những tấm thiệp chúc tết, quây quần bên gia đình.

 

Nguồn pinterest

Đặc biệt ở vùng nông thôn, người ta vẫn giữ một phong tục rất thú vị, đó là “chúc tết gia súc”. Phong tục này diễn ra vào buổi sáng đầu tiên của năm, những người nông dân sẽ đến bên các con vật nuôi: bò, ngựa, dê, cừu…gửi đến chúng những lời chúc tốt đẹp. Họ làm như vậy để cho những đứa trẻ thấy rằng, gia súc, vật nuôi cũng có quyền được yêu thương chăm sóc.

3. Chile: mừng năm mới ở nghĩa trang

Người Chile có tục lệ đón năm mới cùng toàn bộ gia đình tại nghĩa trang. Ý nghĩa đằng sau truyền thống này không phải để cầu bình an, may mắn hoặc xua đuổi những điều không may. Họ cùng nhau, tập trung tại nghĩa trang để tưởng nhớ đến những người đã khuất, cầu cho linh hồn của họ thanh thản nơi thiên đường.

Nguồn dawn

Hiện nay, có khoảng 500.000 người đến nghĩa trang trên toàn quốc để thắp đèn, chơi những bản nhạc cổ điển, truyền thống cùng đón năm mới với người đã mất. Những người không quen có thể tưởng rằng đây là nghi thức kinh dị của một tôn giáo nào đó.

4. Bungari: tìm người hắt hơi đầu tiên

Ở Bungari, sau khi tiếng chuông nhà thờ vang lên, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau thưởng thức bánh kem đầu năm mới. Theo quan niệm của họ, người nào ăn phải đồng tiền được giấu bên trong bánh sẽ là người may mắn, hạnh phúc nhất trong năm.

Nguồn suples

Bên cạnh đó, họ còn có một phong tục hết sức ngộ nghĩnh, tìm người hắt hơi đầu tiên. Khi dùng tiệc đầu năm mới, người nào hắt hơi đầu tiên sẽ đem lại may mắn, tống khứ những điều xui xẻo cho chủ nhà trong năm. Sau đó chủ nhà sẽ tặng cho người này dê hoặc bò hoặc cừu để cảm ơn.

Tuy nhiên, nếu vì món quà mà ép buộc bản thân hắt hơi một cách không tự nhiên thì rất là có lỗi với chủ nhà đấy nhé!

5. Nhật Bản: chim ưng, cà tím và núi Phú Sĩ.

Với người Nhật, một giấc ngủ vào đêm 1/1 đến sáng ngày 2/1 được gọi là “Hatsuyume”, hiểu theo nghĩa đen là “giấc mơ đầu tiên”. Với họ, nếu nằm mơ thấy “nhất Phú Sĩ – nhì đại bàng – ba cà tím” sẽ gặp may mắn quanh năm.

Trong tiếng Nhật, “Fuji” nghĩa là núi Phú Sĩ tượng trưng cho sự trường thọ, “Taka” nghĩa là đại bàng tượng trưng cho sự thành công và cuối cùng “Nasu” nghĩa là cà tím tượng trưng cho con cháu đầy đàn.

Nguồn rabico.cocolog-tnc

Bên cạnh đó, tại các ngôi chùa, thay vì đánh 12 tiếng chuông như các nước khác, người Nhật lại đánh 108 hồi chuông biểu tượng cho sự sân si, khiến con người chịu khổ. Vì vậy đánh 108 tiếng chuông để xua tan tính tiêu cực và tà niệm của con người.

Vào những đêm giao thừa, các chùa lớn như Chion-in (Kyoto) diễn ra hoạt động đánh chuông, thu hút rất nhiều người đến đây xem các nhà sư biểu diễn.

Nguồn youtube

Như vậy chúng ta đã biết phong tục mừng năm mới vào đêm giao thừa của các nước rồi phải không! Bên cạnh những hoạt động thú vị, thư giãn thì đây cũng là dịp để giáo dục trẻ em nhớ về cội nguồn, tỏ lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ, những người có công nuôi dưỡng, sinh thành.

Chúc mọi người có một đêm giao thừa tràn ngập niềm vui, hạnh phúc bên gia đình và năm mới gặp nhiều may mắn.

Một lần nữa cảm ơn các bạn đã ủng hộ Japo trong năm vừa qua.

Hãy đón chờ những điều thú vị từ Japo trong năm 2018 nhé!

Lời chúc của các thành viên Japo

MÙA DA KHÔ MỖI DỊP CUỐI NĂM CŨ-ĐẦU NĂM MỚI?

Cùng gửi thiệp mừng năm mới

Phong tục ăn bánh Mochi dịp đầu năm

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: