Phải chăng “câu lạc bộ” là công cụ trá hình để một số trường học kiếm tiền từ học sinh?

Nhật Bản – một xã hội đồng nhất, có tính thống nhất cao về mọi mặt. Vì thế, khi còn trên ghế nhà trường, học sinh được giáo dục để hòa hợp với xã hội.

Học sinh các cấp được khuyến khích tham gia vào các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức như các câu lạc bộ thể thao, nghệ thuật và âm nhạc… để phát triển tốt về nhận thức, thể chất và tinh thần.

Trong khi đó, những em không quan tâm đến điều đó thường được gọi là thành viên của kitakubu hoặc “câu lạc bộ về nhà” và có xu hướng bị trêu ghẹo.

Nguồn vietnamnet

Nhiều trường thậm chí đã đi quá xa để yêu cầu tất cả học sinh phải tham gia một câu lạc bộ trong số câu lạc bộ đã được kể ở phía trên.

Đó là trường hợp xảy ra ở trường trung học nơi người dùng Twitter Nhật Bản @ kimamanigo0815 làm giáo viên. Cô nghi ngờ lý do thực sự của việc bắt buộc học sinh tham gia vào các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ.

Để tìm hiểu, @ kimamanigo0815 đã thực hiện một cuộc khảo sát, hỏi các đồng nghiệp của cô về việc nhà trường yêu cầu tất cả học sinh phải tham gia sinh hoạt câu lạc bộ là điều thực sự cần thiết và lý do tại sao.

Nguồn duhocharuko

Khoảng 80% các đồng nghiệp của cô trả lời rằng, nhà trường nên giữ nguyên yêu cầu như vậy với học sinh và đưa ra bốn lý do tại sao có sự bắt buộc này:

1. Học sinh sẽ có nhiều khả năng bị bắt nạt nếu không tham gia một câu lạc bộ.

2. Nếu không có yêu cầu, một số câu lạc bộ sẽ không thể thu hút thành viên và sẽ bị giải thể.

3. Nếu không có yêu cầu, sẽ khó thu hút được học sinh mới / cha mẹ của họ đến trường.

4. Trường học sẽ không thể thu một khoản “phí hoạt động ngoại khóa” từ tất cả các hộ gia đình của những học sinh không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào.

Mặc dù những lý do này xuất phát từ thực tiễn, nhưng @ kimamanigo0815 không thể không chú ý đến một điều bị thiếu trong phản hồi. “Không ai trong số họ nhắc tới bất cứ điều gì về lợi ích của học sinh khi tham gia sinh hoạt câu lạc bộ”, cô cho biết.

Nguồn youtube

Khi cô đăng lên Twitter, mọi người lập tức chú ý đến và đưa ra những ý kiến riêng:

“Trường học của tôi là như thế đó, vì vậy tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài tham gia một câu lạc bộ. Chúng tôi không có bất kỳ mối quan hệ nào, cũng như không thể thay đổi câu lạc bộ khi chúng tôi muốn và đã bị buộc phải ở yên trong một câu lạc bộ. Làm thế nào có thể nghĩ rằng đây là điều tốt? “

“Nó chỉ dễ dàng hơn cho nhà trường để quản lý học sinh nếu tất cả chúng đều làm cùng một việc.”

“Khi trường trung học cơ sở của tôi loại bỏ yêu cầu sinh hoạt câu lạc bộ, trẻ em dừng ngay các hoạt động sinh hoạt. Sau đó những đứa trẻ đã ngừng nói về việc chúng ghét trường học vì các yêu cầu như thế, và bắt đầu có hành vi tốt hơn. Vì vậy tôi thực sự không thể nói sinh hoạt câu lạc bộ bắt buộc là tốt cho học sinh”.

“Tôi là học sinh… Có những thứ, chúng tôi muốn làm hơn là tham gia câu lạc bộ, và có những bạn không có đủ sức khỏe tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thường xuyên. Tham gia một câu lạc bộ nào đó là cách nhanh nhất, dễ dàng nhất để giúp họ không gặp rắc rối sau giờ học, nhưng đó không phải là điều mà các học sinh sẽ đồng ý. “

Những giáo viên trong cuộc khảo sát đồng ý với quyết đinh của nhà trường cảm thấy rằng đây là cách tốt nhất để giữ học sinh không gặp rắc rối nhưng họ không hiểu học sinh của họ cảm thấy như thế nào.

Theo họ, các câu lạc bộ thể thao hoặc văn hóa là nơi học sinh có thể cố gắng hết mình, tích lũy nhiều hơn về kiến thức, kỹ năng, cuộc sống trở nên lành mạnh hơn. Do đó, dựa trên thực tế, quyết định của nhà trường đủ điều kiện để đem lại lợi ích cho học sinh.

Nguồn genk

Tuy nhiên, @ kimamanigo0815 và những người bình luận khác cũng đưa ra một điều thuyết phục, bạn không thể bắt người khác thích thứ gì đó mà họ không thể, và cố gắng làm như vậy với các hoạt động ngoại khóa có thể khiến học sinh ghét việc đến trường.

Phải chăng, “câu lạc bộ” chính là công cụ trá hình để một số nhà trường kiếm tiền từ học sinh?

Phải chăng những nụ cười rạng ngời trên môi của học sinh khi tham gia sinh hoạt câu lạc bộ chỉ có trong phim ảnh?

Dường như câu trả lời rất mơ hồ. Chúng ta không biết rõ, nhà trường làm như vậy có phải vì quyền lợi của học sinh hay chỉ để trục lợi, kiếm tiền.

Bên cạnh những ngôi trường, như của @kimamamigo0815 vẫn còn những ngôi trường tôn trọng quyết định của học sinh và không có những yêu cầu bắt buộc.

Sau cùng, không thể bắt người khác thích thứ gì đó mà họ không thích. Nếu không sẽ phản tác dụng đấy.

Thảm khảo rocketnews24

Ashirogi

Trường học Nhật Bản cho phép học sinh đập cửa sổ và đột nhập vào trường. Phải chăng xã hội đã loạn rồi?

“Phản ứng” của học sinh Phần Lan trước các quy định nghiêm khắc ở trường học Nhật Bản

Nữ sinh sẽ mặc quần dài đến trường – quyết định “táo bạo” của hiệu trưởng trường Taiyo

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: