Bạn có biết quyền lực thực sự của Thiên hoàng Nhật Bản là gì?

Thiên Hoàng (天皇/てんのう/ Tennō) còn gọi là Ngự Môn là tước hiệu của Hoàng Đế Nhật Bản, hay cách gọi khác là Nhật Hoàng là người đứng đầu Hoàng Gia Nhật.

Xa xưa, Thiên hoàng xuất thân từ thủ lĩnh của bộ lạc Yamato.

Ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa, Thiên hoàng được coi là Thiên tử- con của trời và danh xưng “Thiên tử” bắt đầu từ thế kỷ thứ VII.

Tuy nhiên, ở bất kỳ thời kỳ nào, các quyết định của Thiên hoàng hầu hết bị tác động ít nhiều từ các thế lực chính trị nội bộ trong và ngoài, tiêu biểu là họ từng bị chế độ Mạc Phủ chi phối từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIX.

Từ giữa thế kỷ XIX, Hoàng cung Nhật Bản được gọi là Kyujo (宮城; “Cung thành”), sau đó là Kokyou (皇居; “Hoàng cư”), và tọa lạc trên địa điểm cũ của thành Edo (江戸城; Giang Hộ thành) tại trung tâm Tokyo.

Trước đó, thành phố Kyoto là kinh đô cổ của Nhật Bản suốt 11 thế kỷ trước khi chuyển về Tokyo.

Cho đến năm 1945, triều đình Nhật đã luôn luôn là chỉ huy của các lực lượng quân sự. Sau năm 1945, Thiên hoàng không còn nắm giữ quyền lực mà chỉ là người đứng đầu quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến.

Giống như hầu hết các chế độ quân chủ lập hiến khác, Thiên hoàng không phải là người đứng đầu chính phủ.

Thay vào đấy, quyền lực Nhà nước được trao cho Thủ tướng Chính phủ là người lãnh đạo theo Điều 65 của Hiến Pháp.

Thiên hoàng cũng không phải là Tổng tư lệnh của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Luật của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản năm 1954 cũng ghi rõ vai trò này là của Thủ tướng.

Vậy Thiên hoàng  có vai trò gì ở Nhật Bản?

Theo Điều 4 Hiến pháp khẳng định: “Thiên hoàng chỉ có trách nhiệm đại diện quốc gia và không có quyền lực trong chính phủ.”

Theo đó Điều 3 cũng quy định rõ: “Mọi hoạt động của Hoàng đế liên quan đến quốc gia phải tham khảo ý kiến và được Nội Các thông qua. Việc này thuộc trách nhiệm của Nội Các”.

Trên danh nghĩa, Thiên hoàng là người chính thức bổ nhiệm chức Thủ tướng, nhưng thực tế theo Điều 6 của Hiến Pháp, Thiên hoàng chỉ bổ nhiệm ứng cử viên “theo chỉ định của Quốc Hội” mà không có quyền từ chối.

Điều 6 của Hiến pháp chỉ định vai trò của Thiên hoàng trong các nghi lễ sau đây:

1. Bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo chỉ định của Quốc hội.

2. Bổ nhiệm Chánh án Tòa án tối cao theo chỉ định của Nội Các.

Các nhiệm vụ khác của Thiên hoàng được nêu rõ trong Điều 7 của Hiến pháp, theo đó “Dưới sự đồng ý của Nội Các, Hoàng đế thay mặt nhân dân thực hiện các quyền sau”:

1. Ban hành các tu chính án Hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh của Nội các và hiệp ước.

2. Triệu tập Quốc hội.

3. Giải tán Hạ nghị viện.

4. Tuyên bố kết quả cuộc tổng tuyển cử Quốc hội.

5. Bổ nhiệm hay bãi miễn các Bộ trưởng, các viên chức theo pháp luật hiện hành, có toàn quyền trong việc uỷ nhiệm thư với đại sứ, bộ trưởng.

6. Thực hiện ân xá, giảm án, hoãn thi hành án, khôi phục quyền công dân.

7. Trao huân chương.

8. Xác định việc Quốc hội chuẩn y các hiệp định quốc tế, các văn bản ngoại giao theo pháp luật hiện hành.

9. Tiếp đón các Bộ trưởng và Đại sứ quốc tế.

10. Đại diện quốc gia trong các buổi lễ long trọng.

Nghi lễ thường nhật của Thiên hoàng theo cơ sở của hiến pháp là Nhậm chức Hoàng gia  (Shinninshiki) ở Hoàng cung Tokyo và nghi lễ phát biểu hoàng gia trong Tham Nghị viện của Tòa nhà quốc hội.

Tuy không còn thực quyền, Thiên hoàng vẫn được nhân dân yêu mến, tôn kính và trở thành biểu tượng của quốc gia và có vai trò quan trọng trong Thần Đạo Nhật Bản.

Hoàng gia Nhật Bản là đại diện cho nền quân chủ còn tồn tại lâu đời nhất trên thế giới, và hiện tại Thiên hoàng là vị quân chủ duy nhất trên thế giới sử dụng danh hiệu Hoàng Đế. Người Nhật gọi ngày sinh của Thiên hoàng là ngày đản sanh nhật tổ chức vào ngày 23 tháng 12 cũng chính là ngày sinh nhật của Đương kim Thiên hoàng Akihito, chỉ 2 ngày trước lễ Giáng Sinh.

Ngày nay trở thành một trong ngày nghỉ quốc gia ở Nhật.

Nguồn tham khảo: vi.wikipedia.org

Anna (tổng hợp)

Thiền và Thần trong thơ Haiku

Thiên đường trên mặt đất Sagamiko Illumination Đi và cảm nhận !

Tại sao phụ nữ không thể trở thành Thiên Hoàng?

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: