Xuất khẩu lao động sang Nhật được “mấy đồng cọc, bao đồng hào” ?
Từ lâu, nhắc tới nước ngoài, người ta nghĩ ngay đến những thứ xa xỉ, đắt đỏ. Bởi trong tâm trí người phương Đông, hàng ngoại vẫn “xịn” hơn hàng nội địa, và cả đi làm cho xứ người vẫn “xịn” hơn xứ ta.
Với mong muốn thay đổi cảnh cơ cực, nhiều người lao động buộc phải bỏ ra một khoản tiền không hề rẻ để sang các nước phát triển làm ăn, trong đó có thị trường Nhật Bản, dẫu biết giấc mơ kia không màu hồng.
(Nguồn news.zing.vn)
Không chỉ riêng người Việt chịu hoàn cảnh bóc lột từ các ông chủ người Nhật, cô Nhip Dien năm nay 35 tuổi đến từ Giang Tô, Trung Quốc, hiện đang làm việc tại tỉnh Gifu miền Trung Nhật Bản, nơi cô đang nỗ lực đấu tranh để đòi tiền lương.
Cô tâm sự rằng, thấy rất hối hận khi đến Nhật Bản và nếu ai có ý định sang đây lao động thì sẽ kiên quyết thuyết phục họ từ bỏ điều đó.
Nhip Dien và các bạn học viên Trung Quốc phải làm việc từ 7h đến 20h35 các ngày trong tuần, chỉ được nghỉ 1h đồng hồ. Công ty chi trả 700 yên/giờ cho các ngày từ thứ 2 đến thứ 6, 400 yên/giờ ngày thứ Bảy.
Cô ở cùng phòng với 5 công nhân khác trong ký túc xá công ty, thường kiếm thêm thu nhập bằng cách may nút, làm sạch vải xơ tới tận 2h sáng.
Như bao người xa xứ khác, cô bỏ lại đàn con thơ, cùng gia đình tại quê nhà, ra đi với mong mỏi đem về ít vốn liếng cho gia đình.
Mỗi ngày cô ngủ chừng 2, 3 tiếng, sau đó lao động không ngơi tay. Dẫu cho, cơ thể mệt rã rời nhưng vẫn phải gắng gượng làm việc bởi khoản tiền dành dụm gửi về cho gia đình chi tiêu và trả nợ.
Cô là một trong số hơn 2000 người lao động nước ngoài tại Nhật Bản. Những người qua Nhật với tư cách là “tu nghiệp sinh”, ý muốn nâng cao tay nghề. Họ cũng đã đạt giấy phép lao động trong chương trình của chính phủ.
Nhưng theo tài liệu chính phủ và lời kể của người lao động “tiền thân”, một số công ty Nhật đã lợi dụng chương trình trên để phá vỡ quy định nghiêm ngặt của nước này với lao động nước ngoài, để ra sức bóc lột với giá rẻ mạt.
( Nguồn laodong.vn)
Với người lao động lâu năm, người ta đã quá ngán ngẩm với từ cụm từ “đam mê” mà các công ty doanh nghiệp thường áp dụng để “mị dân”.
Bởi theo thời gian, đam mê đã bị thay bằng cơm áo gạo tiền. Và mức lương để họ trang trải cuộc sống dường như rất hạn hẹp.
Với những người lao động, chút nắng, chút sương nào có hề hấn gì so với nỗi lo toan cơm, áo, gạo tiền dẫu cho những ngày ốm thì cũng phải lết đến công trường hay tới xưởng làm việc.
Còn với người trẻ, khi mà vừa dấn thân vào cuộc đời, với khí thế luôn muốn cống hiến hết mình cho công việc, cuộc sống. Thì có lẽ, những khó khăn ban đầu không hề hấn gì.
Chỉ khi nếm đủ những “khắc nghiệt” mà thực tế này vốn có, thì mới “ngộ” ra rằng, sống vì đam mê là đúng, nhưng không hẳn lúc nào và ở đâu cũng nên áp dụng.
Bạn nhớ nhé, không phải cứ mang danh “xuất ngoại” là “sang” đâu. Bởi ngoài kia, những người con xa xứ vẫn đau đáu một nỗi niềm mà chỉ những ai đồng cảnh ngộ mới hiểu.
Anna ( tổng hợp)
Hình bóng người phụ nữ bí ẩn đằng sau các doanh nhân hàng đầu Nhật Bản
Điều bất ngờ bên trong căn phòng xử tử ở Nhật
Tìm hiểu các doanh nhân Nhật Bản Cựu chủ tịch tập đoàn Panasonic