Sasaki vạch trần xã hội Nhật Bản – Chikan kinh khủng hơn những gì mọi người vẫn nghĩ
Bấy lâu nay, chúng ta đều nghe thấy những tin tức về quyền lợi của người phụ nữ bị xâm hại.
Những người đàn ông quấy rối phụ nữ trên các chuyến tàu điện chật chội, được gọi là Chikan theo tiếng Nhật. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đang diễn ra hằng ngày nhưng lại bị xã hội Nhật Bản xem nhẹ.
Đã có nhiều chiến lược được thực hiện để bảo vệ các cô gái và giúp họ chống lại những tên Chikan.
Ví dụ, họ có thể dán những miếng keo dính không thể rửa được lên tay của những tên biến thái khi bị tấn công.
Những kẻ tấn công họ thì nhiều, trong khi những người giúp đỡ họ lại rất ít.
Bên cạnh đó, một cô gái đã cho mọi người biết được hậu quả của Chikan là vô cùng nghiêm trọng và thay các nạn nhân bày tỏ tâm sự thầm kín.
Kumi Sasaki cũng là một nạn nhân của Chikan, gần đây đã xuất bản một tựa sách ghi lại những trải nghiệm tồi tệ vào thời cấp sách đến trường của cô. Từ năm 12 đến 18 tuổi, 6 năm liền, cô gần như bị quấy rối mỗi ngày khi đi học và trên đường về.
Sasaki hiện đang sống ở Pari và cuốn sách đã xuất bản ở Pháp với tiêu đề Tchikan.
Cuốn sách được phát hành vào tháng 11 năm ngoái và trở nên phổ biến kể từ đó. Trong cuốn sách Tchikan, Sasaki mô tả lại những vụ việc đã xảy ra với cô trong suốt thời gian học cấp 2 và cấp 3, tất cả chúng đều kinh khủng và đeo bám lấy cô mỗi ngày.
Nguồn inpal
Sasaki nhớ lại vụ việc đầu tiên bị tấn công bởi Chikan, khi cô đang đi trên tuyến Yamanote ở Tokyo. Cô cảm thấy một bàn tay của người đàn ông cọ xát vào cô, ban đầu cô cứ nghĩ đó là do chuyến tàu di chuyển đột ngột.
Nhưng rồi, hành động đó vẫn không dừng lại. Cô viết:
“Các ngón tay của một người đàn ông không quen biết bắt đầu mò vào bên trong cổ áo của tôi. Sau đó, hắn chạm vào lưng tôi, hắn sờ vào đôi chân, vòng eo, ngay cả mông của tôi.
Hắn sờ lên má của tôi, nhẹ nhàng dở váy của tôi bằng cách di chuyển nhẹ nhàng các ngón tay và mò vào đùi trái dưới váy của tôi.”
Nguồn phunuvietnam
Khi còn nhỏ, Sasaki không biết chuyện gì đang xảy ra và chỉ đơn giản là bị sốc.
Nhưng chuyện đó không kết thúc. Hầu như mỗi ngày trong suốt 6 năm ròng, cô tiếp tục bị tấn công trên tàu trong suốt chuyến đi của mình.
Các tên thủ phạm đều khác nhau, từ những thanh thiếu niên cho đến những người đàn ông ở độ tuổi bảy mươi.
Thậm chí, cô đã bị một người đàn ông 50 tuổi đã lập gia đình, bám đuôi sau khi sờ soạng cô trên tàu và nói rằng hắn muốn có con với cô.
Nguồn ameba
Quãng thời gian Sasaki bị quấy rối gần như vô tận đến nỗi cô đã tự làm tổn thương bản thân hết lần này đến lần khác, thậm chí cô đã cố tự tử. Nhưng cô đã được cứu nhờ sự giúp đỡ của một người bạn.
Ở tuổi 30, hiện cô đang sống ở nước ngoài, vẫn còn nỗi sợ về đàn ông và tàu điện.
Hình minh họa trong tựa sách của cô.
Trái: “Những gì mọi người nhìn thấy ở bên ngoài”. “Tôi ở đây!”
Phải: “Điều đã xảy ra bên trong”.
Sasaki viết Tchikan để truyền tải thông điệp rằng, Chikan nguy hiểm hơn những gì mà mọi người thường nghĩ.
Cô chắc chắn rằng, nhiều người Nhật nghĩ đó chỉ là vấn đề nhỏ chẳng có gì lớn lao và với bức hình minh họa sai lầm như “phụ nữ thu hút Chikan và phụ nữ không”, đã khiến nạn nhân nuốt nước mắt chấp nhận những gì đã xảy ra.
Hình thức xử lý những vụ việc Chikan ở Nhật Bản đã khiến cho Sasaki bị cô lập và không thể tìm kiếm sự giúp đỡ để thoát khỏi nỗi đau này.
Bằng cách viết tựa sách này, cô muốn cho mọi người thấy được vết thương sâu khó lành mà những cô gái phải chịu khi bị Chikan làm tổn hại.
Đây chính là vấn đề nghiêm trọng, chính phủ phải có biện pháp trừng trị triệt để những Chikan và xã hội cần phải lên tiếng bảo về quyền lợi của người bị hại nói riêng và phụ nữ nói chung.
Sau vụ việc một nữ nhà báo bị xâm hại tình dục bởi người quản lý cấp cao, phải chăng xã hội Nhật Bản ngày càng lộ rõ sự bất công trong xã hội hiện đại?
Nguồn rocketnews24
Ashirogi
Góc khuất đáng sợ đằng sau vụ nữ nhà báo Nhật Bản bị xâm hại tình dục
Một người đàn ông Nhật Bản bị bắt vì tội xăm… vào mông của một hầu gái!