Lạ thường, quốc gia Nhật giàu có nhưng lại thành lập ngân hàng lương thực giải quyết nạn đói

Một trong số những quốc gia giàu có đáng sống trên thế giới, đó là Nhật Bản. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bị sốc khi biết rằng, nước này đang thành lập ngân hàng lương thực để giải quyết nạn đói.

Tờ NYTimes đưa tin:

Nhiều người Nhật luôn tin rằng, quốc gia của họ là một trong những cường quốc trên thế giới. Một xã hội “tập trung” những người thuộc tầng lớp trung lưu.

Tuy nhiên, họ đã bị sốc khi thấy tỷ lệ đói nghèo của Nhật Bản, ở mức 15,7%, gần với con số của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế của Hoa Kỳ là 17,1%. Như vậy, xã hội Nhật đã có dấu hiệu bất bình đẳng rõ rệt từ lâu, nhưng lại bị xem nhẹ bởi hào nhoáng bên ngoài

Tuy vậy, Nhật Bản vẫn là quốc gia của sự “tiên liệu”.

Nhận thức được vấn đề trên, từ năm 2000, một ý tưởng cho việc thành lập ngân hàng thực phẩm đầu tiên của Nhật Bản, với tên gọi Second Harvest Japan đã được đưa ra.

Mặc dù không liên quan, nhưng Second Harvest Japan có cùng tên gọi với một ngân hàng thực phẩm ở Hoa Kỳ.

Vào thời điểm này, ý tưởng thành lập hoàn toàn xa lạ với người dân trong nước. Đến năm 2009, tổ chức này ước tính hàng năm đã giải quyết nạn thiếu lương thực cho hơn 1/3 trong số 650.000 người Nhật đang thiếu lương thực, thực phẩm.

Charles E. McJilton người sáng lập và giám đốc điều hành của Second Harvest Japan, nhấn mạnh rằng ông không muốn mọi người mô tả những gì ông làm như là “một người giúp đỡ mọi người”. Thực ra, ông chỉ đang “tìm ra giải pháp và giúp đỡ cho những người cần lương thực“. Vì suy cho cùng, chúng ta đều hành động để cứu bản thân mình về nguy cơ thế giới thiếu lương thực.

Cuộc đời của ông McJilton là những mảng màu đen tối thời thiếu niên. Năm 16 tuổi, ông từng là một kẻ nghiện ma túy và nghiện rượu. Về sau, ông được hướng dẫn để trở thành tình nguyện viên tại một phòng khám tâm thần.

Ông nói về ý nghĩa của hoạt động này: “ Công việc tình nguyện như giúp ông tìm thấy một con người khác, để ông nhận thức về những điều đang xảy ra trong xã hội và giúp mình đưa ra quyết định cho bản thân trước những điều đang và sẽ xảy ra”.

Ông bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời nhiều hơn, đặc biệt là người sống vô gia cư, nghèo đói trong các lều tạm hoặc thậm chí hộp các tông.

Suốt thời gian ở Nhật Bản, ông Mc.Jilton chỉ ra, “nghèo đói là vấn đề của vô gia cư” – một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về điều này ở Nhật Bản.

Nhật Bản là quốc gia thịnh vượng nhưng tỉ lệ nghèo đói lại tăng cao. Trong khi đó, nguồn thực phẩm ở Tokyo lại bị lãng phí quá nhiều. Nguyên nhân của sự lãng phí là do không đáp ứng các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng Nhật Bản (3P). Theo McJilton ba tiêu chí của hàng hóa đó là : Nguyên sơ, hoàn hảo và đẹp.

Chính những nguyên nhân trên, ý tưởng về một ngân hàng lương thực tại Nhật đã ra đời, giúp đỡ những con người bị bỏ rơi của xã hội Nhật.

Nguồn tham khảo: .japansubculture.com

Anna

Cách nuôi sống bản thân bằng loại thức ăn mới của người Nhật

Đùa kiểu Nhật  Thánh ăn đóng giả bạn gái, oanh tạc thức ăn nhà bạn trai

Đến Nhật, mua hàng giá rẻ ở đâu để tiết kiệm tiền?

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: