Mikimoto Koikichi – Ông vua của “huyền thoại biển xanh”
Hơn một thập kỷ qua, loài Trai Akoya của vùng vịnh Mie đã sản xuất ra những viên ngọc sáng giá nhất thế giới nhờ vào bí quyết nuôi Trai ngọc độc đáo được Mikimoto Koikichi truyền lại.
Người sáng lập ra nghề này cho vùng quê cách xa Tokyo hàng trăm Kilomet. Chính vì thế, người nông dân sống bằng nghề nuôi trai lấy ngọc ở vùng nước trong lành tại tỉnh Mie đều biết ơn ông, bởi sự kiên trì và ý chí sắt đá đã đem đến danh tiếng cho miền đất này ở Nhật Bản.
Ông là con trai trưởng của chủ một nhà hàng mì Udon tại thành phố Toba. Lớn lên, Mikimoto Koikichi không theo nghiệp cha mà trở thành một thương gia. Ông thường đem bào ngư và dưa leo biển khô từ vùng biển của tỉnh Mie đến tận Tokyo xa xôi để bán vào những năm 1880.
Trong những chuyến đi tới biển, ông dần bắt đầu bị mê hoặc bởi những viên ngọc sáng bóng, mà tại thời điểm đó, còn quý giá hơn cả ngày nay.
Bằng lòng tin và sự nỗ lực, Mikimoto bắt đầu nuôi Trai tại vùng biển Akoya ở Ago Bay. Sau 5 năm thử thách với nhiều lần thất bại, cuối cùng ông đã thành công trong việc “sản xuất” ra loại ngọc có hình bán cầu đính trong vỏ.
( Nguồn commons.wikimedia.org)
Không dừng lại ở việc đã tạo ra những hạt ngọc sáng giá, ông hy vọng mình có thể tạo ra bước tiến xa hơn.
Cùng với hai người bạn của mình, ông đã nghiên cứu ra phương pháp nuôi Trai mới với tên gọi ” Mise-Nishikawa” và nhận được bằng sáng chế năm 1916 khi nuôi ngọc trong mô sẹo của loài Trai đã cho ra hạt ngọc có thể bán ngay trên thị trường không cần qua công đoạn gia công.
Mãi hơn nửa thế kỷ sau, người dân nuôi Trai bắt đầu áp dụng phương pháp mà Mikimoto đã sáng chế và tôn ông lên làm “Vua Ngọc”.
Ngoài ra, Mikimoto cũng đã sử dụng thiết bị mới mang tên “Shell-Lingual”. Một hệ thống cảnh báo người nông dân khi điều kiện nước nơi con Trai đang nuôi cấy bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi, như lượng oxy trong nước bị thay đổi, sự xuất hiện của loài tảo đỏ ( triều đỏ) hoặc các chất độc khác.
Bằng cách dựa vào đặc tính rụt vào bên trong vỏ của loài Trai, nông dân sẽ gắn thiết bị cảm biến được đặt trên vỏ chúng để cho phép họ theo dõi hoạt động của vỏ. Nếu con Trai có dấu hiệu mở và đóng nắp nhiều lần đồng nghĩa là chúng đang gặp khó khăn.
Lúc này, thiết bị cảm ứng tự động truyền tín hiệu gửi đến điện thoại di động của nông dân tựa như cầu cứu, cho phép họ di chuyển chúng đến vùng vịnh khác hoặc đặt chúng ở một độ sâu khác.
Cách nuôi cấy ngọc Trai của ông nổi tiếng đến mức viện bảo tàng đã được thành lập nhằm trưng bày kỹ thuật nuôi ghép ngọc Trai. Và nơi này đã vinh hạnh đón gia đình Hoàng tộc ghé thăm, bởi vẻ đẹp sáng ngời đạt đến độ hoàn hảo của những viên ngọc trai được trưng bày tại viện.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp của Mikimoto Koikichi không phải lúc nào cũng thành công. Bạn sẽ biết được rằng chỉ có 5% số con trai có thể thu hoạch được ngọc hoàn hảo, trong khi đó có tới 50% con trai bị chết trong quá trình nuôi này.
Ngày nay, ngọc trai càng được ưa chuộng trên thị trường không chỉ làm đồ trang sức cao cấp, mà còn được sử dụng trong y tế hay mỹ phẩm.
Bảo tàng trưng bày hơn 100,000 loài Trai khác nhau, tuy nhiên chỉ có 6 loài phù hợp cho việc nuôi trồng thủy hải sản. Thế hệ tiếp nối Mikimoto vẫn sử dụng loài Trai Akoya, có vỏ màu đen của Tahiti cho ra loại ngọc trai màu đen. Một loài Trai khác có vỏ màu trắng tạo ra loại ngọc Trai trắng sáng rực rỡ.
Khu vực tầng dưới cũng có một bộ sưu tập các bức ảnh liên quan đến ngành công nghiệp ngọc trai từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có hình ảnh của thợ lặn nổi tiếng tỉnh Mie.
Nguồn tham khảo: .nippon.com
Ana
Nữ sinh Trung Quốc được cư dân mạng ca ngợi vì nhan sắc đỉnh cao, trông giống ;ngọc nữ số 1 Nhật Bản
Phụ nữ Nhật chia sẻ 10 lý do tại sao họ lại ở trong nhà vệ sinh lâu đến như vậy
Nhật Bản thu hút học viên nước ngoài sang học nghề Điều dưỡng