“Còn tuổi nào cho em” – câu chuyện về người phụ nữ Việt có chồng là lính Nhật

Chiến tranh đã lùi sâu vào dĩ vãng, cuộc sống hôm nay lại trở về với vẻ bình yên như chưa từng có bom đạn, khói lửa và cả những nỗi đau. Thế nhưng, đâu đó, vẫn còn những “vết thương” của chiến tranh âm ỉ mà thời gian khó hàn gắn được.  Đó có thể là “vết chân tròn trên cát” ngày hoà bình, hoặc di chứng hoá học của những thế hệ tiếp nối.

Nhưng chắc có lẽ, xót xa hơn hết là nỗi đau của những người vợ, người mẹ cầm nước mắt tiễn chồng, con lao vào vòng xoay lửa đạn mà mong manh ngày trở về.

 

Nguồn: 2sao

Có một sự thật không thể phủ nhận rằng, trong chiến tranh, bên cạnh những hy sinh, mất mát, lòng căm thù quân xâm lược thì vẫn có những cuộc tình nảy sinh giữa con người thuộc hai chiến tuyến.

Một trong số đó là câu chuyện của người phụ nữ Việt với một lính Nhật, nhưng chuyện chẳng có gì để nói nếu “cô gái ấy” không thuỷ chung đến vậy, không son sắc và bao dung đến vậy, cho đến những giây phút cuối “xế chiều”.

Thời đấy, Nhật Bản bị xem là những “tay ác ma” không thua gì chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Bởi thế, việc một người phụ nữ Việt kết hôn với một người đàn ông Nhật được xem là “kỳ tích” đương thời.

Sau cuộc chiến tranh chống Pháp, quân đội Việt Minh giành thắng lợi vào năm 1954. Toàn bộ số binh lính Nhật sống sót buộc phải quay trở về lại quê hương.

Đợt “hồi quốc” được chia làm hai giai đoạn. Đợt đầu chỉ có 71 binh lính không được phép đem theo gia đình sang Nhật. Vào đợt hai, tốp còn lại được phép mang theo gia đình của mình cùng đi. Tuy nhiên, thời gian ở Việt Nam tương đối dài, các binh sĩ lại nảy tình cảm với nhiều người phụ nữ khác và có con với họ.

Trong khi đó, danh sách cho phép người hồi hương khi lên máy bay bị hạn chế về số lượng nên một số thân nhân của lính Nhật buộc phải ở lại. Trong đó có bà Xuân, người phụ nữ có chồng là lính Nhật.

Họ tên đầy đủ của bà là Nguyễn Thị Xuân, 94 tuổi đời, sống một mình trong căn nhà nhỏ ở Đông Anh, Hà Nội. Bà kết hôn với chồng người Nhật cũng là thời điểm Nhật đầu hàng quân đồng minh năm 1954. Chồng bà nằm trong tốp 71 nhóm lính đầu tiên trở về quê hương và không được mang theo gia đình. Cũng từ lần đó, bà không còn liên hệ gì với chồng mình, thậm chí đến một lá thư thăm hỏi.

Suốt khoảng thời gian dài, bên cạnh đầu giường của bà lúc nào cũng có một chiếc gối quấn lá cờ Việt Nam cùng bộ quân phục Nhật Bản, được gấp lại gọn gàng như một kỷ vật cuối cùng còn sót lại. Bà thường chỉ tay vào chiếc gối và nói với mọi người rằng “đây là chồng của tôi”.

Ánh mắt long lanh, bà kể : “Ông ấy nói tiếng Việt rất giỏi và thường thì thầm những bài hát cho bà nghe”. Dẫu cho người chồng chưa một lần quay lại Việt Nam thăm bà nhưng trong tâm trí vẫn mãi nhớ tới người xưa. Tất cả kỷ niệm năm nào vẫn cứ như vừa mới xảy ra ngày hôm qua.

Sau khi chồng trở về Nhật Bản, bà Xuân ở vậy không muốn đi thêm bước nữa. Mãi tận đến năm 2005, khi tuổi xế chiều đã “ngã bóng”, chồng bà cùng gia đình riêng của mình sang thăm Việt Nam.

Dẫu cho thời gian hội ngộ có ngắn ngủi nhưng đối với bà, như đã bù đắp tất cả những tháng năm của tuổi xuân thì người con gái, chỉ để đợi chờ hình bóng người thương.

Không một lời quá oán trách, bà rất vui mừng khi gặp lại người xưa. Tấm lòng dung dị của người phụ nữ Việt bình thản, để bao tủi hờn trong bà qua đi và bắt đầu cho những ngày kế tiếp hạnh phúc hơn.

Hơn nửa đời người bà mới có thể thốt lên rằng: “Quá khứ là quá khứ, bây giờ phải đến lúc bước tiếp”, dẫu biết rằng đôi lúc nhìn lại tháng ngày qua, bà vẫn sẽ ngậm ngùi, xót xa. Nhưng một khi đã yêu thương thì cần chi nhiều oán trách.

Để biết rõ thêm về cụ bà, hãy cùng Japo xem qua đoạn clip dưới đây nào!

Nguồn youtube

Nguồn tham khảo: vnexpress

Anna

Này cô dâu bỏ trốn! Em có hiểu nỗi lòng chàng trai người Nhật?

Tokyo nơi Bướm đêm chiều lòng khách Nhật

Cố hương- Bài hát đơn giản nhưng chứa cả nỗi niềm của người xa quê xứ phù tang

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: