Miyuki Miyabe- “Lật mặt kẻ giả danh” và bài học cho người “cuồng” thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là một hình thức thanh toán mới thay cho tiền mặt. Cách thức sử dụng cũng khá đơn giản. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đấy, ngân hàng sẽ đứng ra trả khoản tiền đó cho bạn, khoản tiền này gọi là tiền ứng trước. Sau đó, bạn sẽ trả lại số tiền cho ngân hàng thông qua chuyển khoản, gọi là khoản giao dịch. Điểm đặc biệt là, thẻ tín dụng cho phép khách hàng “trả dần” số tiền thanh toán trong tài khoản.
Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hàng tháng. Tuy nhiên, chủ thẻ phải trả số tiền đã tiêu xài tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê. Thẻ tín dụng khác với thẻ nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt.
Nguồn baomoi
Khi mua sắm, người dùng thẻ cam kết sẽ trả tiền cho nhà phát hành thẻ. Chủ thẻ thể hiện cam kết này bằng cách ký tên lên hóa đơn có ghi chi tiết của thẻ cùng với số tiền, hoặc bằng cách nhập một mật mã cá nhân (PIN). Ngoài ra nhiều điểm bán hàng cũng chấp nhận cách thức xác minh qua điện thoại, hoặc xác minh qua internet cho những giao dịch được gọi là giao dịch vắng thẻ hoặc vắng chủ thẻ (CNP -Card/Cardholder Not Present).
Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng (tiền mặt ứng trước) nếu muốn. Chủ cửa hàng sử dụng nhiều loại hệ thống điện tử để xác minh danh tính của bạn trong vòng vài giây để tính hợp lệ thẻ, cũng như kiểm tra xem hạn mức tín dụng của thẻ còn đủ chi trả cho lần mua sắm đó không.
Việc xác minh được thực hiện bằng một đầu đọc thẻ (POS – Point of Sale) kết nối vào ngân hàng thu nhận (acquiring bank) của người bán hàng. Đầu đọc đọc dữ liệu của thẻ từ bản vi mạch trên thẻ.
Nguồn reviewsach
Tuy quy trình thanh toán nghe có vẻ phức tạp nhưng nhiều khách hàng lại bị mất khoản tiền lớn một cách oan ức như trường hợp điển hình của anh A, nạn nhân của thẻ tín dụng. Chỉ trong thời gian ngắn, tài khoản của anh A đã thực hiện 11 giao dịch rút tiền mà không hề biết nguyên nhân.
Số tiền bị mất của anh A lên đến 30 triệu đồng trong vòng 15 phút. Dựa trên nhiều trường hợp không may xảy ra, các chuyên gia cho rằng giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng cần phải có mã pin như thẻ ATM để khách hàng nhập vào mới có thể đảm bảo an toàn.
Cốt lõi của giao dịch này dựa trên uy tín. Nhưng khi uy tín bị phá vỡ bên chịu thiệt thòi nhất là chủ thẻ bởi độ bảo mật thông tin không được bảo đảm. Cũng dựa trên các tình tiết trên, tác giả Miyuki Miyabe đã vạch trần mối nguy hại của việc đánh cắp thông tin cá nhân thông qua bộ truyện trinh thám nổi tiếng mang tên Kasha.
Nguồn tinhhoa
Kasha là một câu chuyện về việc giả danh tính một cách liên hoàn của một cô gái tên Shoko mong muốn có một cuộc sống khác xa với con người trong quá khứ, nên cô đã đã giả danh thành một người hoàn toàn khác với mình bằng một cái tên mới. Vị hôn thê của cô đã “chết lặng” khi biết được sự thật này. Anh ta còn cho rằng, vị thám tử mình thuê theo dõi người vợ tương lai đang bịa chuyện để lừa gạt tiền của mình.
Nhưng đó là sự thật, Shoko chỉ là một cái tên giả danh. Tên thật của cô là Kyo Shinjo. Sau khi sự thật được “phanh phui”, cô tiết lộ động cơ của sự giả danh xuất phát từ việc các ngân hàng dễ dãi trong việc cho vay qua thẻ tín dụng. Gia đình của Kyoko Shinjo đã trở thành “con mồi non dại” không biết tiết chế các chi tiêu dẫn đến lãi cộng dồn đến nỗi cô buộc phải tuyên bố phá sản.
Nguồn reviewsach
Tiêu tiền bằng thẻ tín dụng hoàn toàn không dễ dàng như cách mà người ta thường nghĩ.
Tác giả người Nhật đã dấy lên thông điệp “Hãy tiêu dùng thật khôn ngoan” là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những con mồi như gia đình Kyoko Shinjo.
Bạn sẽ ngạc nhiên rằng, bối cảnh của câu chuyện vào năm 1992, hơn cả một thập kỷ so với năm 2017.
Tuy nhiên, những bài học cũ ấy của người Nhật, chưa bao giờ là cũ đối với người Việt chúng ta, nhất là khi thẻ tín dụng đã và đang bắt đầu được biết đến rộng rãi.
Anna ( tổng hợp)
Hàng triệu Otaku Việt đăng ký in hình anime yêu thích lên thẻ tín dụng