Đậu nành: Món ăn ưa thích của người Nhật

Người Nhật Bản cho rằng đậu nành là đồ ăn “khỏe – đẹp – tự nhiên”. Trong đậu nành chứa nhiều axít béo alpha linolenic có tác dụng ngăn cản máu cục làm nghẽn động mạch ở tim. Nghiên cứu của Thiếu tướng – GS-TS Phạm Tử Dương, nguyên Phó viện trưởng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho thấy sử dụng dầu đậu nành trong điều trị rối loạn lipid máu cho kết quả tốt ở 81% các trường hợp rối loạn lipid máu nhẹ và vừa.

dn222

Giáo sư David Jenkin, Khoa Dinh dưỡng Đại học Toronto (Canada), cho rằng đậu nành rất có lợi cho sức khỏe, nhất là khả năng làm giảm cholesterol trong máu.

Điều đó giải thích vì sao ở các nước trong vùng Đông Á, nơi đậu nành được tiêu thụ nhiều nhất, số người mắc bệnh tim mạch tương đối thấp. Chỉ cần ăn một số lượng ít thức ăn chế biến từ đậu nành cũng có thể làm giảm đáng kể tình trạng ôxy hóa, hạn chế sự kết tủa các chất béo vốn góp phần làm tắc nghẽn mạch máu.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên được công bố năm 1995 cho thấy trong đậu nành có chất Isoflavone-một phytoestrogen có tác dụng làm hạ cholesterol máu.

Khi phụ nữ trên 30 tuổi, lượng estrogen do buồng trứng tiết ra giảm dần khiến cơ thể bị vết nám, tàn nhang, da nhăn, tóc khô, nhiều mỡ bụng, giảm tiết dịch nhờn âm đạo và giảm ham muốn.

Nếu dùng estrogen tổng hợp để điều trị thì rất dễ gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ung thư vú, mất trí nhớ.

Isoflavone làm giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh và mãn kinh, bảo vệ cơ thể chống ung thư vú, bệnh tim và loãng xương.

Theo tiến sĩ James Anderson, ĐH Y khoa Kentucky (Mỹ), người có mỡ máu rất cao nếu dùng đậu nành thay thịt sẽ làm giảm mỡ máu 19,6% mà không phải dùng thuốc hạ mỡ máu.

Theo ông, nếu mỗi ngày ăn 40g đậu tương hay các chế phẩm của nó trong vòng ít nhất 1 tháng thì lượng cholesterol sẽ giảm được khoảng 93%.

Ngoài ra, các phytoestrogen còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến.

dn

Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng cho biết: Ăn 25-50g đậu nành mỗi ngày là một phương pháp giảm cholesterol có hiệu quả, nhờ đó giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch vốn gây tử vong nhiều nhất ở Mỹ.

Ngoài ra, đậu nành còn chứa nhiều canxi, một khoáng tố rất cần thiết cho người cao tuổi để phòng bệnh loãng xương.

Nên ăn đậu phụ kèm với cá biển, gan động vật hay lòng đỏ trứng vì có chứa nhiều vitamin D, đặc biệt là vitamin D3, làm tăng khả năng hấp thu canxi từ ruột và đưa canxi vào xương. Vitamin E có nhiều trong đậu nành cũng là một chất chống ôxy hóa hữu hiệu, giúp hạn chế quá trình lão hóa và dự phòng các bệnh tim mạch.

dn1

Mặt khác, đậu nành còn chứa hoạt chất soyasaponin, có tác dụng giúp cơ thể chống lại nhiều loại virus như virus cúm, virus herpes, virus gây bệnh đường sinh dục.

Tuy đậu nành có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, song khi sử dụng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Không hòa trứng gà với sữa đậu nành. Albumin có trong lòng trắng trứng kết hợp với chất trypsin trong sữa đậu nành sẽ sinh ra chất khó hấp thu, làm mất giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành.

– Không pha sữa đậu nành với đường vàng. Acid hữu cơ trong đường vàng kết hợp với axít amin trong sữa đậu nành tạo thành chất khó hấp thu (đường trắng không gây ra hiện tượng này).

– Phải nấu kỹ sữa đậu nành. Các hạt trypsin gây khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Không uống quá nhiều gây đầy bụng, khó tiêu, đi lỏng.

Theo Samurai Tour

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: