Người Nhật nổi tiếng với việc “chơi” với…rác! – Bạn cần biết những điều này khi sống ở Nhật

Trong hầu hết các nước trên thế giới, việc loại bỏ rác dường như rất đơn giản, chỉ cần cho vào túi, sau đó vứt vào thùng, thế là xong!

Tuy nhiên, ở xứ sở Phù Tang, loại bỏ rác hay nói đúng hơn là phân loại rác là một quá trình nghiêm ngặt, cần được xử lý cẩn thận và có trách nhiệm.

Cổ động viên Nhật Bản nhặt rác trên khán đài

Nguồn havico

Lần đầu tiên ở Nhật Bản, hầu hết người nước ngoài sẽ ngạc nhiên và thậm chí bị bối rối bởi hệ thống tái chế của Nhật Bản. Nếu bạn tùy tiện vứt rác hoặc phân loại không theo quy định, bạn có thể sẽ bị phạt vì vấn đề này. Bên cạnh đó, mỗi thành phố đều có những quy định riêng, nên hãy cẩn thận.

Rác thải được chia thành bốn loại

1. Rác cháy được

Rác cháy được thu gom hai lần mỗi tuần, bao gồm cả giấy (giấy vệ sinh, tã lót dùng một lần), túi nhựa và các vật liệu đóng gói (bao bì thực phẩm, giấy gói quà, giấy gói kẹo…), cao su và da (túi xách, giày, dép…), ống mềm và các vật không phải túi nhựa Nilon (ống kem đánh răng, chai dầu ăn, hộp bơ thực vật..).

2. Rác không cháy được

Rác không cháy được thu mỗi tháng một lần, bao gồm nhựa thuôn dài không cháy (dây, vòi, ống…), nhựa khác (băng cassette, đĩa mềm), gốm sứ (chén, đĩa, chậu…), kim loại, thủy tinh (bình, kính) và các vật dụng khác (sắt, radio, nồi cơm điện…).

3. Rác to lớn

Bao gồm đồ nội thất như tủ, kệ sách, ghế sofa, giường, bàn và chất thải khác như túi chơi golf, thú nhồi bông khổ lớn, các món đồ chơi khác…

4. Chai và lon

Chai bao gồm chai bằng thủy tinh rỗng (nắp đậy phải được tháo ra trước tiên), hộp thiếc, lon nhôm (lon nước trái cây và bia). Những loại rác này phải được chứa trong túi rác riêng rẽ.

Chai nhựa PET (hình tam giác đánh dấu số 1) cần phải sử dụng một túi rác khác, nhãn mác và nắp chai cho vào túi rác cháy được, chai nhựa cần giẫm bẹp trước khi cho vào túi.

Nguồn dustbowl

Quy tắc

1. Các túi rác chỉ định được chia thành các màu khác nhau (từng thành phố có quy định riêng) và có thể mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Việc này sẽ giúp việc phân loại tốt hơn và tránh nhầm lẫn. Bạn biết rồi đấy, nếu nhầm lẫn, có thể bạn sẽ phải làm lại hoặc bị phạt tiền tùy theo thành phố.

2. Ngày thu gom rác, địa điểm, và các quy tắc thu khác nhau theo khu vực. Nếu bạn quên mất ngày đổ rác, bạn phải đem vào nhà và chờ đợi lần sau.

3. Để xử lý các tivi, máy điều hòa không khí, máy giặt và tủ lạnh cần phải có khoản phí đặc biệt 1600-5000 yên. Vì thế, những thứ vẫn còn dùng được, thay vì vứt đi và tốn một khoản phí, nhiều người thường bán rẻ hoặc cho người khác.

4. Dầu ăn đã qua sử dụng phải được làm cứng và xử lý như chất thải dễ cháy. Không đổ trực tiếp vào bồn rửa, bồn cầu. Tại các khu chung cư, nếu bạn đổ dầu vào bồn cầu, có thể gây tắc nghẽn đường ống và bạn sẽ chịu một khoản phí to lớn, chưa kể đến chuyện kiện tụng.

5. Khuyến khích sử dụng quy tắc 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế).

Nguồn sustainabilitychallenge2016

Đừng quá lo lắng!

Đối với sinh viên quốc tế ở Nhật Bản, trường đại học sẽ có những buổi hướng dẫn đặc biệt về cách sống ở Nhật Bản và cách xử lý điều này một cách hợp lý để những người chưa hiểu rõ có thể làm tốt công việc này.

Khi bạn dọn đến một ngôi nhà mới, bạn sẽ nhận được hướng dẫn để xử lý rác thải đúng cách trong khu vực. Ban đầu có thể cảm thấy bối rối nhưng khi bạn đã quen dần, chuyện này sẽ trở nên đơn giản. Hãy giữ gìn sự sạch sẽ vì môi trường xung quanh.

Tham khảo jpninfo

Ashirogi

Nhìn ra vấn đề “nan giải” của Nhật Bản chỉ bằng cách “tăm tia”…đống rác của người dân

Nhật Bản và cách phân loại rác

Nguyên nhân siêu thị Nhật Bản không cho phép nhân viên mang “rác” ra khỏi siêu thị

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: