Bao nhiêu tuổi được xem là “đủ” để một cậu bé được phép vào bồn tắm suối nước nóng của phụ nữ?
Một trong số lĩnh vực góp phần hoàn thiện văn hoá Nhật Bản đó chính là nhà tắm công cộng hoặc Onsen.
Nét văn hóa độc đáo này đã có từ thời Edo. Lúc bấy giờ, bồn tắm của nam và nữ không tách biệt như hiện nay mà được gộp chung thành một phòng tắm lớn. Lý do, hẳn các bạn cũng đã biết với những bài trước.
Phần lớn, phòng tắm ở Nhật thường phân chia khu vực theo giới tính, tuy nhiên, có một ngoại lệ ở nơi này, đó chính là trẻ em.
Ảnh minh họa.
Cũng dễ hiểu tại sao lại như vậy. Một đứa trẻ không thể tự tắm cho mình ở suối nước nóng hoặc nhà tắm công cộng trừ khi có phụ huynh theo cùng, nhưng với điều kiện đứa trẻ đúng độ tuổi quy định. Tuy nhiên, điều kiện đó đã gây ra cuộc tranh luận.
Các cuộc tranh luận thường xoay quanh vấn đề các bà mẹ đưa con trai vào bồn tắm của phụ nữ. Nhiều ý kiến cá nhân thường nhằm vào yếu tố như liệu cậu bé bao nhiêu tuổi để có thể vào nơi được xem như “nhạy cảm” này. Theo ý kiến của nhiều người, một đứa trẻ bắt đầu năm đầu tiên ở trường tiểu học (6 tuổi ở Nhật) là khoảng thời gian bé bắt đầu sử dụng bồn tắm phù hợp với giới tính của mình.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em Mitsuko Tateishi chỉ ra rằng, quy định trên khá lỏng lẻo và dễ gây ra tranh cãi.
Ví dụ, những đứa trẻ cao lớn hơn so với độ tuổi của bản thân có thể bị xem là già hơn thực tế, khiến nhiều người khác phải lo lắng bởi sự hiện diện của cậu bé đó trong bồn tắm của phụ nữ. Ngoài ra, một vấn đề khác được Tateishi đề cập đến là những trẻ lớn hơn bị tự kỷ hoặc có vấn đề về sức khỏe tâm thần cần được mẹ giúp đỡ trong bồn tắm.
Ảnh minh họa.
Theo đó, cô cũng khuyên những bà mẹ nên đưa những bé trai vào bồn tắm của phụ nữ để chúng có thể làm quen với phong tục tắm bồn và quan sát mọi người thực hiện: tắm rửa sạch sẽ trước khi nhảy vào bồn, không bắn nước tung tóe, bơi lội hoặc để khăn rơi vào bồn tắm.
Tuy nhiên, cô cũng nhận ra rằng, những đứa trẻ khác nhau đều phát triển theo cách khác nhau, không phải tất cả trẻ em đều sẵn sàng hoặc thích tắm bồn ở độ tuổi học tiểu học. Trong trường hợp như thế, cô đề nghị các bậc phụ huynh chọn Onsen có phòng tắm riêng dành cho gia đình để những đứa trẻ có thể biết đến phong tục tập quán từ thời phong kiến của đất nước.
Ảnh minh họa.
Tateishi cũng giải thích thêm, các phòng tắm công cộng thời Edo luôn kèm theo dịch vụ “Sansuke” – thuê người phục vụ (phù hợp giới tính) trong khi tắm như rửa phần lưng của khách hàng. Cô cho biết, dịch vụ này đã trở thành vai trò “giữ trẻ trong phòng tắm” nhằm giúp đỡ những cậu bé giai đoạn đầu khi mới chuyển sang tắm một mình ở bồn tắm đàn ông.
Cách làm này nghe có vẻ hơp lý nhưng vẫn vướng phải một số rào cản. Ngoài chi phí bổ sung, một số câu hỏi được đặt ra, liệu một người mẹ có cảm thấy yên tâm khi con trai mình vào bồn tắm của đàn ông với một người lạ. Cho dù xã hội Nhật Bản đặt niềm tin vào các chuyên gia và cách họ làm việc, nhưng điều này đã vượt qua mức độ an toàn của nhiều bà mẹ.
Ảnh minh họa.
Dường như vấn đề đưa trẻ vào phòng tắm của người khác giới đã trở nên nan giải, bởi vì các phòng tắm công cộng không phải của riêng ai và cũng không phải là nơi mọi người vào ra thật nhanh, đó là nơi thư giãn sau ngày dài mệt mỏi.
Toàn bộ nhà tắm công cộng ở Nhật được sinh ra với vai trò giúp mọi người nghỉ ngơi, xua đi mệt nhọc. Vì vậy những khiếu nại như thế là điều không thể bỏ qua và cần được giải quyết nhanh chóng.
Bạn sẽ làm thế nào khi rơi vào một trong những trường hợp trên?
Nguồn ảnh pakutaso
Akkun
Tin nhanh: Một lần trót dại, hai cậu bé hại cả nhà tắm công cộng tỉnh Wakayama đóng cửa 3 ngày
Lịch sử “mờ ám” của các nhà tắm công cộng phản ánh nền văn hoá lâu đời xứ Phù Tang
Với người Nhật, tắm rửa đã vượt qua khuôn khổ làm sạch cơ thể – Họ xem trọng việc này đến mức nào?