Bạn đã biết gì về những người hùng mang tên “Fukushima 50”

Thảm họa kép động đất – sóng thần vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 là thảm họa lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay của Nhật Bản. Không những cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người, khiến hàng triệu người mất nhà cửa mà hậu quả của thảm họa hạt nhân Fukushima buộc nhiều người không thể trở về quê hương.

Tuy rằng, những vùng chịu ảnh hưởng đang dần hồi phục nhưng Fukushima vẫn thưa thớt người do nơi đây vẫn còn nhiễm phóng xạ. Mỗi khi nhắc đến thảm họa hạt nhân, người ta không thể quên người hùng đích thực – “Fukushima 50” đã hy sinh, bảo vệ người dân.

Fukushima 50 là gì?

Lúc bấy giờ, thuật ngữ này được các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa ra để chỉ những người công nhân tình nguyện ở lại nhà máy điện hạt nhân Daiichi Fukushima sau thảm họa năm 2011. Trên thực tế, số người có mặt tại hiện trường không phải là 50 mà có đến 500 người, bao gồm công nhân và kỹ sư.

Nguồn jpninfo

Đối với thế giới, “Fukushima 50” là anh hùng, nhưng người dân Nhật Bản coi điều đó là một sự bí ẩn. Bởi thông tin về họ rất ít người biết đến, thậm chí là cái tên.

Tuy nhiên, vài tháng sau đó, Atsufumi Yoshizawa, một kỹ sư hạt nhân thuộc “Fukushima 50”, đã tham gia trả lời một vài cuộc phỏng vấn, giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc, rõ ràng, chân thực về “Fukushima 50” và những gì diễn ra sau thảm họa.

Ngày 11 tháng 3 năm 2011, trận động đất lớn với cường độ 9.0 độ richter đã xảy ra tại bờ biển phía Đông Bắc khu vực Tohoku. Cách đó chưa đầy 100 dặm là nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.

Nguồn sci-ence

Ngay tại thời điểm đó, Yoshizawa đang ở bên trong một toà nhà, cảm nhận rằng sức mạnh của trận động đất này không giống với bất kỳ trận động đất trước đây. Mọi người đều ngã xuống sàn do tòa nhà rung lắc quá mạnh, cơ sở vật chất bị phá hoại trầm trọng. Những người khác nhanh chóng sơ tán đến các phòng chống động đất.

Nhưng trận động đất chỉ là sự khởi đầu của cơn ác mộng, những gì diễn ra tiếp theo mới thực sự rùng rợn.

Cơn sóng tiếp theo sau cách đợt sóng đầu tiên khoảng môt giờ cao đến 15m tấn công nhà máy điện. Những con sóng cứ thế vỗ vào lò phản ứng, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó, từ các vi mạch điện tử cho đến các nguồn cung cấp điện dự phòng.

Hệ thống điện bị tê liệt, nếu không thể bơm nước vào lõi hạt nhân để làm mát các thanh nhiên liệu, các chất phóng xạ sẽ lọt ra bên ngoài.

Sau 15 phút mất điện, điều không thể tránh khỏi đã xảy ra. Các thanh nhiên liệu của một trong sáu lò phản ứng đã tan chảy. Những lò phản ứng khác có nguy cơ gặp sự cố tương tự vì hai vụ nổ đã xảy ra.

Nguồn yournewswire

Trong khi đó, Yoshizawa đang ở ngoài hiện trường xảy ra vụ việc, nhưng ông và đồng đội tình nguyện quay trở lại, ngăn chặn sự việc trở nên nghiêm trọng hơn. Đây chính là công việc vô cùng nguy hiểm, không ai có thể biết trước chuyện gì sẽ xảy ra với họ.

Theo như những gì Yoshizawa chia sẻ, trong nhiều tuần lễ, “Fukushima 50” phải làm việc trong điều kiện vô cùng tồi tệ, 2 ngày chỉ được uống một chai nước 500ml và phải ăn bánh quy do đường tiếp tế bị cắt khi quân đội đang giúp người dân ổn định cuộc sống. Chưa kể đến, hằng ngày phải đối mặt với một lượng chất phóng xạ khổng lồ và có nguy cơ tử vong trước khi công việc hoàn tất.

Đến tháng 12 năm 2011, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố các lò phản ứng hạt nhân trở về trạng thái ổn định. Yoshizawa và những thành viên khác của “Fukushima 50” đã trở lại làm việc bình thường.

Nguồn 3steps

Sự hy sinh của họ là niềm tự hào của Nhật Bản. Một khi lò phản ứng hạt nhân đã nổ và chất phóng xạ bị rò rỉ ra bên ngoài, rất có thể tất cả thành viên của “Fukushima 50” đều đã bị nhiễm phóng xạ.

Khi quay trở về cuộc sống hiện tại, họ sẽ xa gia đình, vợ con, bạn bè, sống cách ly khỏi tất cả mọi người. Lúc này, một nơi duy nhất họ có thể đến chính là nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Cuộc sống như thế chẳng khác gì địa ngục nhưng đó là điều họ đã chọn. “Fukushima 50” chính là những người hùng thật sự khi tình nguyện ở lại xử lý sự cố hạt nhân, bảo vệ người dân Nhật Bản.

Họ xứng đáng được ghi vào sử sách toàn nhân loại.

Ashirogi

6 năm sau thảm hoạ, liệu Fukushima vẫn còn là nơi “không có sự sống” ám ảnh như lời đồn?

Rùng mình khi bước vào thị trấn bị bỏ hoang ở Nhật

Mảnh đất nhiễm phóng xạ hồi sinh nhờ một loài hoa vàng ai nấy đều quen thuộc

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: