Những đứa trẻ – thành quả giáo dục đáng nể của Nhật Bản

Đối với nền văn hóa Nhật Bản, cũng như nhiều quốc gia khác tại châu Á, người cha trong gia đình luôn giữ vì trí là trụ cột, phải vất vả đi kiếm tiền ngày đêm khi mà trời tinh mơ sáng đến tận đêm khuya khi con trẻ trong nhà đã ngủ say.

Thời gian duy nhất để người cha có thể dùng để vui vầy cùng người nhà có lẽ chỉ có dịp cuối tuần. “Con hư tại mẹ” có lẽ là một câu nói không còn chính xác trong thời điểm ngày nay, mà gắn liền với quan niệm giáo dục từ ngàn xưa rằng người con chịu ảnh hưởng trong lối chăm sóc dưỡng dục đến trực tiếp từ việc gắn bó với những bà mẹ từ thuở lọt lòng.

me4

Người cha tuy luôn đóng vai trò là người chịu trách nhiệm trực tiếp với giao tiếp bên ngoài xã hội, các bà mẹ cũng cán đán mọi việc nhà bao gồm cả toàn bộ mọi vấn đề có liên quan đến con trẻ trong nhà từ việc nuôi dưỡng một đứa con khoẻ mạnh và thiết lập cho con những thái độ mang tính nền tảng để chuẩn bị đến trường như sự tự giác, khả năng thích nghi hay ý thức trách nhiệm…

me3

Tại các trường mẫu giáo toàn quốc Nhật Bản, trẻ em đến để học và thực hành trực tiếp những kiến thức xã hội nền tảng, những kỹ năng sống thiết yếu của một đứa trẻ, tương tự việc “chơi mà học” chứ không phải chăm chăm vào học tập các kiến thức viết chữ hay học Toán.

Dĩ nhiên có một số trẻ biết nhiều kiến thức hơn nhưng sẽ do đích thân cha mẹ truyền đạt tại nhà như đọc viết 46 ký tự Hiragana, cộng trừ 1 chữ số trước khi vào lớp Một thông qua các cuốn sách hay trò chơi…

Đó cũng là một điểm mạnh độc đáo trong quan điểm của người Nhật giúp trẻ ít khó khăn hơn khi tiếp thu kiến thức trong lớp học.

Thành quả của phương pháp giáo dục mềm dẻo

Khi nhìn thấy hình ảnh của một đứa trẻ Nhật Bản thực thụ, nhiều bà mẹ Việt Nam sẽ gen tị trước sự tự lập của trẻ em Nhật Bản.

Dù không được ăn uống quá nhiều để “mau ăn chóng lớn” như kiểu các bà mẹ bảo nhau nhưng những cô cậu bé Nhật Bản tướng tá mảnh khảnh nhưng rất sung sức, tự tin đi bộ đến trường, vai mang cặp và tay xách ba bốn loại túi lỉnh kỉnh khác.

me2

Phải chăng do noi gương người lớn tại Nhật khiến con nít noi theo, hay vì  tính tự lập và trách nhiệm đã có sẵn trong bộ gen người Nhật, hay đó chính là kết quả của một phương pháp giáo dục mềm mại?

Phụ nữ Nhật Bản khi nuôi dạy con cái hiếm khi la mắng mà cốt yếu để làm con trẻ biết rằng những điều con trẻ đang làm là điều hay lẽ phải, là điều có lại cho bản thân chúng.

Chẳng hạn khi con biếng ăn, người mẹ thay vì ép ăn sẽ dùng lời thuyết phục cảm nhận của đứa trẻ: “Nếu không muốn ăn, con có thể không ăn cũng được, nhưng con sẽ đói đấy. Món này ăn thử con sẽ thèm đấy”.

Đứa trẻ ban đầu chắc chắn không thích lắm nhưng sau vài lần ăn sẽ vô cùng đam mê và thích thú tự nguyên chén sạch.

Hay khi có sự tranh giành đồ chơi giữa con trẻ trong nhà, thay vì phân xử và bắt buộc 1 cách công khai, một người mẹ Nhật sẽ khéo léo nhắc nhở: “Con nhìn kìa, hình như em đang buồn phải không? Con hãy giúp mẹ dỗ dành em nhé!”.

me1

Sự tự nguyện và dùng ngôn từ mềm mỏng làm trẻ vâng lời là cách thức hiệu quả nhất để đào sâu dẫn dắt đứa trẻ thực hiện các trách nhiệm của nó một cách tự nguyện và hoàn toàn không gây bức xúc con trẻ vì không hề có sự ép buộc trong đó.

Theo nguyên tắc đó, những đứa trẻ Nhật Bản dần dần trở nên tự giác trong việc học tập, cũng như sẵn sàng tuân thủ các nguyên tắc và lề thói chung trong xã hội.

Obento – mang theo sự bảo bọc của mẹ đến trường

Các trường mầm non ở Nhật Bản đòi hỏi người mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và tâm sức để hỗ trợ và đồng hành cùng con mình.

Ví dụ dễ thấy nhất là phần đông bà mẹ Nhật phải tự làm rất nhiều công cụ như các loại túi xách, bao vở… theo kích thước và mẫu mã nhất định.

me

Nếu có buổi học thể thao hay dã ngoại, mẹ phải chuẩn bị quần áo và cơm hộp cho con mang theo.

Thỉnh thoảng, họ còn phải tham gia những hoạt động khác nhau ở trường như dọn dẹp, làm vườn… Bên cạnh đó là những buổi họp phụ huynh hoặc câu lạc bộ các bà mẹ.

Chưa kể các sự kiện chính thức như các lễ hội hay ngày kỷ niệm… diễn ra khá thường xuyên và cha mẹ luôn phải có mặt.

Đến trường là bắt đầu hội nhập và thích nghi với một môi trường tập thể, cũng là lúc đứa trẻ dần rời xa vòng tay người mẹ. Nhưng quá trình đó diễn ra rất chậm rãi.

Ở đây, những hộp cơm Bento mà những đứa trẻ mang theo đến trường mỗi ngày đóng một vai trò lớn.

Mỗi ngày, các bà mẹ Nhật lại tự tay chuẩn bị bữa ăn cho con mang đến lớp. Nó là biểu tượng của mối dây kết nối mẹ con, là hoá thân của vòng tay bảo bọc yêu thương. Cùng với nó, đứa trẻ an tâm làm quen môi trường xã hội lần đầu tiên của đời mình.

Có thể nói, hơn bất cứ đất nước nào, thành công của Nhật Bản là minh chứng rõ rệt cho sự kết nối cần thiết giữa gia đình và nhà trường, bắt rễ ngay từ mẫu giáo.

Sau khi ngả mũ trước thành quả giáo dục của xứ hoa anh đào, có lẽ các bà mẹ Việt Nam cần phải tự hỏi: “Chúng ta đã dành đủ thời gian cho con mình hay chưa?”

Theo Samurai Tour

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: